- An Viên TV
- >
- Sự kiện
- >
- Đại Hội Phật Giáo
Khái Niệm Dễ Nhầm Lẫn Trong Đại Hội Đại Biểu Phật Giáo Việt Nam
Đại Hội Phật Giáo - 19/11/2022
Cứ 05 năm diễn ra một lần, đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam là sự kiện quan trọng đánh dấu thêm một nhiệm kỳ hoạt động của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tín ngưỡng và tinh thần của đồng bào theo đạo Phật ở nước ta.
Trong mỗi lần diễn ra đại hội, chắc chắn bạn đã từng nghe qua các cụm từ như suy cử, suy tôn, tái nhiệm, tấn phong, tái suy cử,.... Chắc chắn với những người hoạt động trong công tác Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương đến địa phương vẫn sẽ còn cảm thấy lạ lẫm với những khái niệm này. Dưới đây sẽ giải thích những khái niệm trên giúp bạn hiểu rõ nhất về những cụm từ này.
1. Suy tôn là gì?
Hiểu một cách đơn giản suy tôn chính là hành động đẩy cao, lựa chọn một người đáng kính trọng, có ảnh hưởng lớn được mọi người tôn sùng, mến mộ lên đứng đầu làm người thầy một tổ chức lớn (ví dụ suy tôn Lãnh tụ, suy tôn Pháp chủ, suy tôn Giáo chủ, suy tôn liệt sĩ, suy tôn Chủ tịch nước…). Người được suy tôn phải là người trước hết phải thỏa lòng mọi người, không vi phạm Pháp luật.
Đại lão Hòa thượng Thích Phố Tuệ được suy tôn làm Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII
Trong đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam sẽ có phần lễ suy tôn Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, đây là ngôi vị đứng đầu, cao nhất và duy nhất tại Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra đại hội còn suy tôn các vị Hòa thượng tiêu biểu của các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam có 70 tuổi đời, 50 tuổi đạo trở lên.
2. Suy cử là gì?
Khác với bộ máy Chính trị nhà nước, các vị trí được Đảng và nhân dân bỏ phiếu bầu ra sẽ được gọi là đắc cử thì trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khái niệm suy cử cũng là tôn lên và bầu ra, tuy nhiên người được suy cử không nhất thiết phải là người có hàng vị cao nhất mà phải là người có nhiều thành tích đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc.
Thượng tọa Thích Đức Thiện được suy cử làm tân Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2022-2027
Danh sách người được suy cử phải trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tiền nhiệm thẩm tường, trước khi trao đổi với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cùng cấp và được Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử.
3. Tái nhiệm, tái suy cử là gì?
Người được tái nhiệm, tái suy cử là người đã từng giữ chức sắc, chức việc trong nhiệm kỳ trước đó và tiếp tục được đảm nhận vai trò trong nhiệm kỳ tiếp theo được sự đồng thuận, tôn lên và bầu ra của bộ máy GHPGVN.
Hoà thượng Thích Châu Quang tái nhiệm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2022-2027
Các khái niệm suy tôn, suy cử, tái nhiệm, tái suy cử được làm rõ giúp bạn tránh nhầm lẫn và hiểu được vị trí cũng như vai trò của những người được nhậm chức. Vào ngày 27,28 và 29/11/2022, đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc sẽ diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô (Hà Nội). Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh An Viên BTV9 và livestream trên các nền tảng trực tuyến của Truyền hình An Viên (fanpage, youtube). Kính mời Quý đại biểu và khán giả cùng đón xem hàng ngũ đứng đầu được suy tôn, suy cử trong bộ máy Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đóng góp báo cáo Chúng tôi sẽ xem xét nghiêm túc báo cáo này!!
Đóng