Trí huệ là gì? Có mấy loại? Cách tu tập đạt cảnh giới trí huệ

Trong tam vô lậu học “Giới, Định, Huệ”, trí huệ là cảnh giới cao nhất mà người học Phật pháp tu tập được. Khi vượt qua được Phiền, trí huệ tự khai mở giúp Phật tử nhìn rõ được cõi trần gian thông qua trí tuệ thông minh của mình.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

I/ Trí huệ là gì?

Trong Phật pháp, vô minh là căn nguyên, sợi dây nối đến mọi sự khổ đau của con người trên trần gian. Vô minh khiến chúng ta không phân biệt được đúng sai, u mê mụ mị đầu óc dẫn đến nhiều hành động, suy nghĩ sai lệch. Việc làm do vô minh trí tuệ sinh ra nghiệp chướng, khiến chúng sanh luẩn quẩn mãi trong cái gọi là “vòng luân hồi”.

trí huệ là gì

Ngược lại với vô minh, trí huệ là điều mà các Phật tử luôn được Đức Phật răn dạy và hướng đến. Đức Phật đã dạy “Si là gốc của tội lỗi, Trí huệ là gốc của muôn hạnh lành”. Con người ta phải tu tập trí huệ để nhanh chóng thoát khỏi kiếp luân hồi, được giải thoát, siêu độ về miền cực lạc. Vậy trí huệ thực chất là gì?

Để giải thích rõ ràng trí huệ là gì, ta hãy cắt nghĩa của cụm từ này. “Trí” là quyết đoán, “Huệ” là giản trạch. Trong kinh Phật có dạy “Trí là biết Tục đế và Huệ là thông hiểu Chân đế”. Hiểu đơn giản hơn, trí huệ là thể tách có thể soi sáng, chiếu rọi lên mọi sự vật 1 cách thấu đáo, không thể sai lầm được.

Sự khác biệt giữa trí huệ và trí tuệ

Trí huệ được hiểu là tầng cao hơn của trí tuệ. Trí huệ bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau: từ trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ hình học không gian, trí tuệ Phật pháp,... Sau khi Phật tử đã tu tập để đạt đến cảnh giới trí tuệ cao nhất, nhìn thấu mọi sự vật, sự việc thì được gọi là trí huệ.

II/ Các loại trí huệ

Trí huệ là gì đã được giải thích chi tiết bên trên theo góc nhìn của Phật giáo. Sâu xa hơn, trí huệ được phân ra thành 2 loại chính như sau:

1- Căn bản trí 

Mỗi người sinh ra đều có trí tuệ nhận thức. Trong quá trình học tập, làm việc, trí tuệ được phát triển ngày 1 cao hơn. Tuy nhiên căn bản trí luôn bị phiền não che lấp nên không thế phát chiếu ra được.

Con người cần phải tu tập để loại bỏ mọi phiền não, khi ấy căn bản trí phát quang giúp chúng ta có những cái nhìn, phân tích thấu cõi đời nhờ sự anh minh trong trí tuệ.

căn bản trí

2- Hậu đắc trí

Nhờ vào sự tu tập trí huệ, hậu đắc trí là cảnh giới khi Phật tử giác ngộ chân lý nhà Phật. Có thể ví hậu đắc trí như chất kim khí được lọc qua hàng ngàn tạp chất, bùn khoáng (phiền não, vô minh) để tỏa sáng.

III/ Làm thế nào để tu tập trí huệ

Để đạt đến cảnh giới giác ngộ (tức là đã có trí huệ), Đức Phật đã tạo ra nhiều pháp tu. Trong đó “Văn, Tư, Tu”, “Giới, Định, Huệ” là 2 phương pháp được nhắc đến nhiều nhất trong Phật pháp.

1- Văn, Tư, Tu 

Thay vì luôn đặt ra những câu hỏi trí huệ là gì, bạn nên tìm hiểu cách tu tập để đạt được cảnh giới này. Trong đó, Văn, Tư, Tu là cách mà Phật luôn răn dạy chúng ta để tu tập hàng ngày, nâng cao trí tuệ để sớm đạt cảnh giới giác ngộ

van tu tu trong kinh phat

  • Văn huệ là huệ do chúng ta sử dụng đôi tai để nghe âm thanh, mắt thấy âm tự của Đức Phật. Hoặc bạn được nghe, được đọc kinh Phật mà hiểu được nghĩa lý trên cõi trần gian, khai thông trí tuệ.
  • Tư huê là huệ do bạn dùng ý chí để suy nghĩ, tìm tòi, đọc thêm nhiều tài liệu mà từ đó thông ra nhiều lý lẽ trên cõi đời này. 
  • Tu huệ là huệ do tu hành thẻ nghiệm và thể nhập chân lý mà đạt đến cảnh giới giác ngộ.

Văn, Tư, Tu huệ có mối liên quan mật thiết đến nhau. Bạn cần tu tập đầy đủ cả 3, không nên coi trọng hay xem nhẹ bất kì 1 cảnh giới nào để đạt đến trí huệ trong Phật giáo.

2- Giới, Định, Huệ 

Tương tự như “Văn, Tư, Tu”, “Giới, Định, Huệ” là 3 môn tu tập để Phật tử giác ngộ, đạt đến trí huệ trong Phật pháp. Trong đó:

  • Giới huệ là lời răn dạy của Phật. 
  • Định huệ là thiền định, giữ có tâm an, không bị phiền não gây xao động, nhìn rõ được bản chất của con người, sự vật, sự việc. 
  • Huệ là sự phát chiếu của trí tuệ, tại đó không còn phiền não, vô minh che lấp. 

người trí huệ là gì

Giới, Định, Huệ cũng gắn kết với nhau vô cùng mật thiết, không thể tách rời. Nhờ trì giới mà thân thể không loạn động, thân thể không loạn động nên tâm hồn giữ được an định, từ đó phát chiếu trí huệ soi sáng muôn vật. Ngược lại, trí huệ soi chiếu cũng giúp tâm dễ an định hơn, trì giới bớt khó khăn. 

IV/ Công năng của trí huệ

Trí huệ là gì mà các Phật tử, chư tăng cần tu tập dày công, khổ luyện đến như vậy? 

Có thể nói, trí huệ là cảnh giới giác ngộ cao nhất trong đạo Phật. Khi đạt đến cảnh giới này, công năng của Phật là vô biên mà con người không thể tưởng tượng được. Dưới đây là 3 công năng to lớn mà bất kể ai khi đạt đến cảnh giới trí huệ đều có:

công năng của trí huệ

  • Tiêu trừ phiền não: phiền não là do u mê, tâm trí không được khai sáng mà thành. Trí huệ sẽ phát sáng giúp soi rọi bóng tối, đẩy lùi phiền não và khiến chúng không còn phát sinh nữa.
  • Chiếu sáng sự vật: tâm trí con người bị phiền não “xâm chiếm” như màn sương dày đặc che đi ánh sáng. Trí huệ sẽ chiếu sáng sự vật, xua tan màn sương và giúp bạn trở nên khai thông trí tuệ hơn bao giờ hết. 
  • Thế nhập chân lý: trí huệ soi sáng giúp Phật tử giác ngộ, hiểu rõ được chân lý cõi đời. 

Như vậy, trí huệ là gì và cách để tu tập trí huệ đã được anvientv.com.vn chia sẻ tới bạn đọc trong bài viết trên đây. Hãy theo dõi trang để cập nhật nhanh nhất các tin tức về Phật giáo.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"