Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ dưới góc nhìn Phật giáo

Trong Phật giáo, “giác ngộ” là từ ngữ được sử dùng nhiều và thường xuyên nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng giác ngộ là gì và chỉ rõ ra được cách để đi đến giác ngộ. Vì vậy, bài viết dưới đây xin chia sẻ đến bạn đọc những thông tin xoay quanh về vấn đề này.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

1. Giác ngộ là gì?

Giác ngộ là từ Hán - Việt mang hàm ý đã thức tỉnh, tìm được chân lý cho sự vật, hiện tượng trong đời sống.

Trong xã hội khi nói đến từ giác ngộ có nghĩa là bạn đã tìm ra cách giải quyết vấn đề, thức tỉnh bản thân, từ bỏ những thói hư, tật xấu… Mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

giác ngộ là gì

Giác ngộ theo cách hiểu đơn giản là tìm ra những chân lý trong đời sống

Giác ngộ theo Phật giáo: Là sự hiểu biết, thông tuệ bằng tri thức, kinh nghiệm, lý luận, cảm nhận từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc cuộc đời. Hành giả đạt đến giác ngộ tượng trưng cho Phật, họ đã đạt đến cảnh giới tối cao về bản thân và đó cũng là điều mà các Phật tử hướng đến.

BẠN QUAN TÂM: Luật Nhân Quả Là Gì? Nhân Quả Trong Giáo Lý Nhà Phật

2. Giác ngộ dưới góc nhìn Phật giáo

Phật giáo đã tổng hợp được 8 điều giác ngộ mà Phật tử cần làm, bao gồm:

  • Vạn pháp là vô thường vô ngã: Thế gian nếu ai tìm hiểu ra và nắm giữ vô thường vô ngã của vạn pháp thì nhân sinh người đó tránh được đau khổ, cuộc sống an lành, tư tưởng thoải mái.
  • Càng nhiều ham muốn, dục vọng càng gặp gian nan, đau khổ: Trần gian là bể khổ nên chúng sinh cần giác ngộ giảm bớt những ham muốn phù phiếm sẽ làm nhân sinh ít khổ đau, muộn phiền trong cuộc sống.
  • Chúng sinh giác ngộ ra an lạc: Con người cần học cách hài lòng với cuộc sống của mình tránh ganh ghét, đua đòi, ham muốn thì mới có tinh thần thoải mái, an nhàn từ đó tu đạo để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
  • Giác ngộ đạt đến quả vị: Để đạt được quả vị của giác ngộ chúng ta cần phải học cách vượt qua được ma chướng của bản thân như dục vọng, lười biếng, thích hưởng thụ. 

giác ngộ nghĩa là gì

Để đạt được giác ngộ, Phật tử cần phải biết cốt lõi của vấn đề này 

  • Sống vô minh và trong sự quên lãng: Đức Phật dạy sống trong sự quên lãng và vô minh chính là đưa bản thân mình vào cõi sinh tử. Để giác ngộ đúng chúng sinh cần sống theo thiện niệm và dần dần sẽ đạt đến giác ngộ.
  • Hành thiện với đời: Không chỉ trong Phật giáo hành thiện tốt với đời được ghi lại trong tất cả các đạo giáo. Sự nghèo khổ, lạc hậu, thiếu thốn vật chất khiến bản tính của con người thay đổi theo chiều hướng xấu, tạo ra các nghiệp mà không hề nhận ra. Chúng sinh hành thiện với đời, giúp đỡ những người khó khăn, nghèo khổ, bỏ qua những điều ác mà người khác hại ta. Đặc biệt là tấm lòng vị tha, đối với những mảnh đời vì nghèo, đói mà phạm phải những lầm lỗi.
  • Độ hóa cho đời sống: Người tu hành cần giác ngộ về việc độ hóa cho cuộc đời nhưng tránh bản thân mình bị chìm đắm trong đấy. Hành giả luôn giữ vững bản thân, tâm trong sáng để hành đạo dùng tấm lòng bồ tát đối nhân xử thế.
  • Đừng chỉ nghĩ đến giải thoát bản thân: Đây là điều cuối trong giác ngộ, đừng chỉ lo nghĩ cho riêng mình mà hãy lan tỏa để mọi người hướng đến giác ngộ.

3. Giác ngộ trong cách mạng - chính trị

Đất nước Việt Nam chúng ta có được hòa bình ngày hôm nay nhờ công lớn của các thế hệ đi trước mà điển hình là Hồ Chí Minh người đã giác ngộ cách mạng tiến hành giải phóng dân tộc.

Trong xã hội Việt Nam giác ngộ cách mạng được hiểu là sự chuyển hoá nhận thức từ quan điểm, lập trường của các giai cấp, tầng lớp khác chuyển sang lập trường cách mạng của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.

giác ngộ cách mạng là gì

Chủ tịch Hồ Chí Minh giác ngộ con đường cách mạng vô sản

Hồ Chí Minh là người giác ngộ ra chân lý của cách mạng từ sớm nhờ vào chủ nghĩa Mác - Lênin. Qua nghiên cứu Người đã khẳng định một điều :”Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản:”.  

Không những giác ngộ cách mạng Người còn truyền bá, gieo mầm, hướng dẫn các chiến sĩ cộng sản về tư tưởng cách mạng, đặt nền móng tạo ra bước ngoặt lớn trên con đường giải phóng dân tộc.  

4. Thế nào là người đã giác ngộ

Trong xã hội luôn có những người giác ngộ để nhận biết những người này bạn hãy chú ý một số điều sau.

  • Người giác ngộ có thể là bất kỳ ai không phân biệt giới tính, già trẻ, họ biết kéo mình ra khỏi sự tham lam, ích kỷ của cuộc sống.
  • Luôn điềm tĩnh, kiên định, nhẹ nhàng, vị tha với những người xung quanh. Chỉ khi thật sự cần thiết họ mới cho chúng ta biết được năng lực, cách giải quyết vấn đề của mình và ai cũng phải thán phục trước những ý kiến, giải pháp mà họ đưa ra.
  • Luôn tỉnh táo, bản lĩnh trước những thị phi, ồn ào của cuộc sống. Tất cả sự vật, sự việc đều được những người này đánh giá, phân tích một cách sắc bén.
  • Có phong thái dễ gần, hòa ái vì cái tâm của họ luôn trong sáng, khi tiếp xúc chúng ta luôn cảm nhận được thiện ý từ họ.
  • Luôn hài lòng với những gì được tạo ra bằng công sức của mình, có thể không nhiều tiền, tài sản tích lũy nhưng họ luôn có một cuộc đời đầy nhân văn và ý nghĩa.

giác ngộ trong phật giáo

Người đã giác ngộ sẽ có những đặc điểm riêng biệt

  • Nhẹ nhàng, sâu lắng, biết chia sẻ chứ không ồn ào, nổi bật với những người xung quanh.
  • Tâm luôn trong sáng, hướng thiện dù có trải qua nhiều biến cố, gian lao.
  • Luôn biết mình là một người bình thường và hòa nhập tốt với xã hội, công việc, môi trường xung quanh.
  • Điểm khác biệt lớn nhất của người giác ngộ là biết buông bỏ những tham niệm về cuộc sống, danh vọng. Khi đã buông ra họ dễ dàng nhận thấy những sai lầm của mình đã mắc phải.
  • Bằng cái tâm trong sáng của mình họ dễ dàng giúp những người đang tuyệt vọng, đau khổ tìm thấy chân lý của cuộc đời.

Như vậy, gác ngộ đem lại cho mọi người một tâm hồn trong sáng, tính cách vị tha, nhân ái và hơn hết những người giác ngộ làm nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống để xã hội ngày càng tốt lên.

Để cập nhật những thông tin Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Truyền hình An Viên trên các nền tảng FacebookWebsiteYoutube.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"