Vô Minh Là Gì? Ý Nghĩa Của Người Vô Minh Trong Phật Giáo

Phật giáo từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong các tôn giáo ngày nay. Những người theo Phật giáo thường nhắc đến khái niệm vô minh. Vậy vô minh là gì mà được nhiều người theo đạo Phật nhắc đến nhiều vậy? Bài viết sau sẽ hé lộ những bí ẩn ý nghĩa của từ này.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

1. Vô minh là gì?

Theo Hán Việt, vô có nghĩa là không, minh là sáng vậy ghép 2 từ này lại chúng ta hiểu được ý nghĩa của vô minh tức là không sáng.

Ngoài ra cụm từ này còn ám chỉ những quyết định không sáng suốt, không nhìn rõ bản chất sự việc, sự vật hay những sai lầm, lạc lối trong cuộc sống, công việc, tình cảm…

vô minh là gì

Cùng tìm hiểu vô minh là gì? 

Theo đó chúng ta hiểu được là vô minh chi phối tâm, trí của chúng sanh: Làm cho tâm nảy sinh tham, sân, si còn trí bị chi phối bởi tà kiến, chấp ngã, sở tri chướng.

Theo Phật pháp để thoát khỏi vô minh, điều đầu tiên là giữ cho tâm kiên định bằng cách thiền định, giữ cho tâm trí trong sáng, vô ưu, vô sầu. Sở dĩ thiền định có thể làm được điều này là do hành giả quán tam tướng vô thường, vô ngã giúp hành giả cắt đứt sợi dây sai sử, trói buộc đạt đến quả vị loại bỏ vô minh và chấm dứt nghiệt.

Như vậy theo cách hiểu của Phật giáo vô minh là một phần gây ra nghiệp lực cho bản thân chúng sinh.

2. Vô minh trong Phật giáo

Đạo Phật được truyền bá rộng rãi vì vậy vô minh được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên có 2 học thuyết được các hành giả tìm hiểu nhiều nhất.

  • Học thuyết 1: Học thuyết vô ngã (Anatta) chỉ ra rằng vô minh là sự thiếu hiểu biết hoặc quan niệm sai lầm về bản ngã.
  • Học thuyết 2: Học thuyết vô thường (Anicca) cho biết vô minh là sự thiếu hiểu biết hoặc quan niệm sai lầm về sự vĩnh cửu.

Vô minh

Theo học thuyết Phật giáo, vô minh là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn tin tưởng những gì mà mình cảm nhận được qua các giác quan vật lý, đây là điều rất logic và thực tế. Đối với những thứ mà chúng ta chưa chứng kiến, tiếp xúc thì khả năng đưa ra quan niệm không chính xác là rất lớn từ đó dẫn đến những quyết định sai lầm.

Để dễ hình dung chúng ta hãy xem ví dụ sau đây: Một con cá không nhìn thấy lưỡi câu ẩn sau miếng mồi ngon nên nó sẽ gặp rắc rối khi đưa ra quyết định cắn mồi. Tuy vậy nếu con cá đó nhìn thấy toàn bộ hình ảnh nó sẽ nhận ra điều bất ổn và sẽ không cố gắng để lấy con mồi này.

Theo ví dụ trên hàng ngày chúng ta trông thấy những khoái lạc, xa hoa trong cuộc sống và để có được cuộc sống này với những hiểu biết giới hạn chúng ta luôn cố gắng sở hữu chúng kể cả bằng những hành động tiêu cực. Những nhận định giới hạn này đã khiến chúng ta không nhìn rõ tính chân thật của những khoái cảm đó chỉ là tạm thời và không có bản chất.

Đức Phật là người nhìn thấu bản chất, rõ toàn cảnh Ngài cho chúng ta thấy rõ bản chất bức tranh lớn đó, giải thích lý do tại sao chúng ta nên tin vào nó.

2.1 Vô minh trong Phật giáo Nguyên thủy

Tỳ kheo Bodhi cho biết vô minh là một phần quan trọng của giáo lý Nguyên thủy giúp chúng sinh hiểu rõ sự phụ thuộc phát sinh những điều kiện duy trì chu kỳ sinh tử. Nghiệp phát sinh từ vô minh chính là một trong những điều kiện để xảy ra hay còn được hiểu là vô minh che giấu nhận thức về bản chất của sự vật. 

vô minh nghĩa là gì

Trong Phật giáo Nguyên thủy, vô minh là gì?

Trong văn bản Suttanta Pitaka sự thiếu hiểu biết này đã dẫn đến việc không hiểu rõ ý nghĩa thật sự của Tứ diệu đế.

Trong văn bản Abhidharma ngoài thiếu hiểu biết về Tứ diệu đế còn có nhận thức không rõ về những điều sau:

  • Quá khứ trước khi chết của một người.
  • Cuộc sống sau khi chết.

Từ đó dẫn đến phát sinh phụ thuộc.

Vô minh còn là liên kết đầu tiên trong 12 liên kết cho chúng ta thấy tại sao một thân thể hình thành và bị ràng buộc vào trong sinh tử luân hồi với những chu kỳ sinh tử lặp lại.

Trong Duyên khởi có 12 nhân duyên, giáo lý này khẳng định tái sinh xuất hiện thông qua 12 liên kết bắt nguồn từ vô minh và kết thúc bằng hoại diệt để khởi nguồn cho một chu kỳ vô tận của Dukkha (đau khổ, không thỏa mãn).

2.2 Vô minh trong Phật giáo Đại thừa

Theo Phật giáo Đại thừa để phá vỡ sự thiếu hiểu biết về bản chất thực tại và quá khứ đời trước phải thông qua cái nhìn sâu sắc về Tánh không.

vô minh trong phật giáo

Vô minh là gì theo quan điểm của Phật giáo Đại thừa

Tánh thông được hiểu là tất cả mọi thứ đều trống rỗng, không có bản chất.

Vô minh là nguyên nhân chính, là tạp chất lớn nhất của đau khổ dẫn đến một người phải tái sinh vô tận trong vòng luân hồi. Nhìn thẳng và hiểu rõ tánh không mang lại sự thức tỉnh đầy đủ.

Phật giáo Đại thừa chỉ ra vô minh có 2 mức độ đó là:

  • Sự thiếu hiểu biết về tính tuyệt đối hoặc bản chất thiết yếu của hiện tượng
  • Sự thiếu hiểu biết ngăn cản chúng ta hiểu một cách chính xác về thế giới tương đối.

Hai loại vô minh được ví như hai sợi chỉ dệt vào với nhau tạo thành tấm vải ảo tưởng và chúng sinh không dễ để xác định rõ.

Chúng ta thiếu trí tuệ để hiểu rõ bản chất của sự tồn tại và tin rằng mọi thứ trên thế giới này luôn vững chắc, chân thật dẫn đến nhận thức không rõ về luật nhân - quả, nghiệp lực, sự phụ thuộc lẫn nhau dẫn đến tính không phù hợp giữa con người và thế giới này.

2.3 Vô minh trong Phật giáo Kim Cương Thừa

Theo Phật giáo Kim Cương Thừa vô minh là cạm bẫy trói buộc một người vào vòng luân hồi.

Giáo lý của Phật giáo Kim cơng thừa (Phật giáo Mật Tông) tập trung vào việc thực hành con đường bí truyền (Tantric). Đạo sư là người hướng dẫn để loại bỏ vô minh và đạt được giải thoát trong một đời duy nhất. 

3. Vô minh đến giác ngộ

Để thoát khỏi vô minh chúng sinh hãy nuôi dưỡng trạng thái ngược lại với nó để giác ngộ giúp thấy rõ những lỗi làm xưa tránh mắc phải. Không mắc phải sai lầm nữa chúng ta sẽ giác ngộ hay nói cách khác là có trí tuệ.

vô minh đến minh

Từ vô minh đến giác ngộ, cần những điều kiện gi? 

Vô minh được ví như bóng tối và để thoát ra cách duy nhất là mang lại ánh sáng. Vì thế sự thiếu hiểu biết chỉ có thể loại bỏ bằng cách học hỏi, tập luyện cho sự khôn ngoan.

Hành giả được giảng giải về vô minh, biết được bản chất nhưng không dễ để loại bỏ nó. Qua thời gian tâm trí chúng ta đã tích lũy, lắng đọng những tạp chất như một điều tất yếu của cuộc sống.

Để giác ngộ chúng sinh phải hiểu được bản chất thực sự của thế giới này thông qua những thử thách, trải nghiệm của cá nhân mình trên con đường thực hành Bát Chánh Đạo.

4. Người vô minh là như thế nào?

Vô minh tạo ra nghiệp, nghiệp là do chính chúng ta tạo ra vì vậy những nghiệp quả hôm nay là do những hành động trong quá khứ tạo thành. Hay nói cách khác những điều tốt, xấu, vui, buồn, đau khổ của mỗi người đều là kết quả những việc làm của người đó trong quá khứ. Sáng suốt hay mê lầm, thanh tịnh hay ô nhiễm, cao sang hay thấp hèn đều đến từ nghiệp báo do mình gây ra.

người vô minh là gì

Từ vô minh đến minh là một hành trình dài 

Lời Kinh Vàng có dạy:

Làm đều ác dữ do ta

Làm điều ô nhiễm cũng là mình thôi. 

Tự tôi, thanh tịnh cho tôi.

Ai người thanh tịnh cho người, có đâu!

Đức Phật dạy: "Chúng hữu tình thọ lãnh báo ứng tất yếu của nghiệp do chúng đã tạo tác; và chính vì định luật nhân quả nghiệp báo ấy mà có sự bất đồng sai khác giữa xã hội và chúng sanh"

Từ nhân quả, nghiệp báo người vô minh có thể hiểu được những điều sau đây:

  • Vận mệnh do chính chúng ta tạo ra các nhân tố khác chỉ là lực tương tác, phụ tùy gọi là duyên.
  • Ta chính là Thượng Đế của ta vậy.
  • Mọi bất công trong cuộc sống đều bắt nguồn từ nghiệp của mỗi người.
  • Chúng sinh chỉ thay đổi vận mệnh của mình khi nắm rõ nghiệp báo để thay đổi nghiệp.
  • Đạo đức cá nhân phụ thuộc vào mức độ giác ngộ và làm chủ quy luật nghiệp báo của mình.
  • Cải thiện xã hội chính là cải thiện gốc nghiệp của từng người.

Như vậy, với bài viết trên đã cho giải đáp câu hỏi vô minh là gì. Có thể thấy rằng từ vô minh đến giác ngộ là một hành trình dài, mà ở đó, chúng ta càng tu sẽ càng thấy đường sáng. Truyền hình An Viên chúc bạn có được những thành quả trên hành trình tu tập của mình.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"