A La Hán là gì? Khi nào đạt được chứng quả vị A La Hán?

A La Hán là lý tưởng, là cảnh giới cao nhất của mọi đệ tử của Đạo Phật trong Phật giáo thời kỳ đầu hướng đến. Vậy có những gì xung quanh A La Hán mà bạn chưa biết đầy đủ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

1. A La Hán là gì?

A La Hán (tiếng phạn là Arahat ) là một cảnh giới cao nhất của một Phật Tử có thể đạt được khi hoàn thành con đường giác ngộ và đạt được Niết Bàn. Nói đến A La Hán là cách gọi của những “người xứng đáng” hay “hoàn thiện”, là mục đích cuối cùng mà những Phật tử muốn hướng tới.

Về nghĩa, chữ A La Hán có 3 nghĩa là Ứng Cúng, Sát Tặc và Vô Sanh:

Ứng Cúng

Ứng Cúng ở đây nghĩa là các A La Hán xứng đáng để thọ nhận được những sự cúng dường của trời cũng như của người. Khi còn là tu nhân, các khất sỹ phải đi khất thực xin cơm, cho đến khi tu thành quả A La Hán thì lúc đó xứng đáng được cúng dường gọi là Ứng Cúng. Những ai cúng dường cho các bậc A La Hán thì sẽ đạt công đức vô lượng, phước báo không đếm xuể.

a la hán

A La Hán là một cảnh giới cao nhất của một Phật Tử trong quá trình tu hành

Sát Tặc

Nói một cách đơn giản, sát tặc nghĩa là giết giặc. Tuy nhiên, không thể hiểu giặc ở đây đơn thuần là giặc cướp theo nghĩa nôm na bên ngoài. Trên thực tế, các bậc A La Hán rất lợi hại. Thứ “tặc” mà họ “sát” còn là thứ tặc vô minhtham sân si và giặc phiền não ở bên trong mỗi con người. Đây là những thứ giặc nguy hiểm cần phải tiêu diệt.

Vô sinh

Chúng sinh trên đời trong luân hồi trải qua bao kiếp sinh tử. Khi trở thành một bậc A La Hán, tu sĩ sẽ thoát ra khỏi cảnh này. Họ không có sinh, cũng không có diệt, không còn phải chịu cái khổ của sự sinh ra và chết đi nữa.

Quả vị A la hán

Quả vị A La Hán là thước đo giúp một người có thể đánh giá được quá trình tu tập được ở mức độ nào. Thước đo này được đánh giá dựa trên việc tu sĩ ấy đã diệt trừ được bao nhiêu Kiết sử. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về quả vị A La Hán, trước tiên, ta nên hiểu được về Kiết sử là gì.

a la hán là gì

Quả vị là thước đo tu tập của một tu sĩ

Trong Phật giáo, Kiết sử là một thuật ngữ chỉ những phiền não, chướng ngại trong nội tâm ý thức con người, là những thứ khiến cho con người rơi vào vòng luân hồi không thể giải thoát. Có tất cả 10 Kiết sử (còn gọi là Tập đế), với tính chất không giống nhau. Trong 10 Kiết sử này có thứ nhanh nhẹn, có thứ chậm chạp, có thứ mãnh liệt, có thứ nhẹ nhàng, có thứ dễ trừ, có thứ lại vô cùng khó bỏ, đó là: tham, sân, si, mạn, nghi, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, giới cấm thủ, tà kiến.  

Xem thêm: A La Hán là gì? Các quả vị và cách trở thành A La Hán

2. Các quả vị A La Hán theo từng cấp bậc

Việc một người loại bỏ được bao nhiêu Kiết sử trong mười kiết sử kể trên sẽ là thước đo đánh giá quả vị. Có 4 quả vị A La Hán theo từng cấp bậc như sau:

  • Sơ quả (Sotapatti), hay còn gọi là Tu Đà Hoàn: Là quả vị đầu tiên, những tu sĩ loại bỏ được ba Kiết sử là Thân Kiến, Nghi và Giới Cấm Thủ. Tuy nhiên, ở quả vị này thì người tu tập vẫn còn nhập lưu vào trong vòng luân hồi. Tuy nhiên, khi nhập luân hồi thì tái sinh không quá bảy lần, và trong mỗi lần tái sinh thì đều được tọa vào những cõi lành chứ không bị đọa vào 4 khổ cảnh.
  • Nhị quả - Quả vị Nhất Lai (Sakadagami), còn gọi là Tư Đà Hàm: là những tu sĩ đạt được sơ quả và loại bỏ được thêm hai kiết sử kế tiếp là Sân và Si. Người tu đến bậc này vẫn nhập lưu vào luân hồi nhưng chỉ tái sinh đúng một lần.

các vị a la hán

Các vị A La Hán diệt sạch được cả 10 Kiết sử phiền não và Đắc quả

  • Tam quả - Quả vị Bất Lai (Anagami), gọi là A Na Hàm: Những người tu đến quả vị này loại bỏ được năm Kiết sử như Nhị quả, hữu học hơn hai quả vị trên và sẽ không ở lại cõi người nữa, mà sẽ hóa sanh vào cõi tịnh cư sắc giới và Niết bàn tại đó
  • Tứ quả – Quả vị Ứng Cúng (Arahattaphala) hay chính là quả vị A La Hán: Là cấp cuối cùng cần đạt được. Những vị Thánh đạt đến quả này đã loại bỏ được hoàn toàn 10 kiết sử, hoàn toàn giác ngộ không còn nằm trong vòng luân hồi nữa mà sẽ đạt Niết Bàn.

3. Sự khác biệt giữa A La Hán và Bồ Tát

A La Hán và Bồ Tát là hai khái niệm rất hay gặp, giữa họ cũng có nhiều điểm rất khác nhau. Trong đó, nếu muốn kể đến những điểm khác nhau cơ bản nhất thì nên chú ý những điều sau:

Ý nghĩa

Các vị A La Hán có nghĩa là Vô Sanh, Sát Tặc và Ứng Cúng. Họ là những vị thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, diệt sạch những phiền não, vô ưu của con người vốn có và nhận được sự cúng dường của chúng sinh.

Bồ Tát lại có hai nghĩa là giác hữu tình và tình hữu giác. Ở đây nghĩa là Bồ Tát cũng chỉ là một con người, nhưng giác ngộ được và đem những cái giác ngộ ấy để giáo hóa cho người khác cùng giác ngộ, ấy là Bồ Tát. Như vậy mỗi con người đều có thể trở thành Bồ Tát nếu có cái tâm thiện, có lòng tu đạo, tấm lòng vị tha nhân ái, giúp ích cho mọi người thì đều có thể gọi là Bồ Tát.

a la hán ở việt nam

A La Hán, Bồ Tát và Phật

Hình thức

A La Hán phải là người đã xuất gia, còn Bồ Tát thì không cần thiết phải xuất gia, mà người tại gia cũng có thể làm Bồ Tát.

Tâm niệm

Xét trên một khía cạnh nào đó, A La Hán có tâm lượng hẹp hơn, vì họ chỉ tự lo độ cho mình, diệt hết mọi kiết sử phiền não của bản thân để đạt đến cảnh giới mới, còn Bồ Tát thì có tấm lòng bao dung quảng đại, không chỉ lo nghĩ đến riêng phần mình mà còn phổ độ cả chúng sinh.

Bản nguyện

Bản nguyện của A La Hán lúc tu tập chỉ mong sao diệt trừ được hết phiền não của Ngài sau đó nhập Niết Bàn, ngược lại, bản nguyện của các vị Bồ Tát rất rộng lớn, như Địa Tạng Bồ Tát từng nói “Chừng nào địa ngục trống không thì Ngài mới thành Phật”.

TÌM HIỂU THÊM: Địa ngục là gì? Có thật không? Ở đâu? Có mấy tầng địa ngục?

A La Hán là một đích đến cao cả cuối cùng của mỗi Phật tử khi tu tập đều muốn đạt được, và muốn chứng quả vị A La Hán cũng không hề dễ dàng, vì từ xưa đến nay có mấy ai diệt bỏ được hoàn toàn các kiết sử phiền não. Hi vọng, bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích. Để cập nhật những thông tin Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi bchannel.vn.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"