Niết Bàn Là Gì? Ý Nghĩa Cõi Niết Bàn Trong Nhà Phật Là Gì?

“Tinh túy của đạo Phật đọng lại chỉ là niết bàn” một phạm trù quan trọng và thường xuyên được nhắc tới với những Phật tử. Để hiểu được ý nghĩa về cõi niết bàn như thế nào? Bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Truyền hình An Viên!

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

1. Khái niệm niết bàn là gì?

Niết bàn liệu có phải một chốn nương náu, trú ngụ hay chúng ta có thể di chuyển tới đó được hay không? Hay đơn giản niết bàn chỉ là một khái niệm trong đạo Phật. Những lý giải dưới đây của Truyền hình An Viên sẽ giúp bạn có được câu trả lời cụ thể.

1.1. Cõi niết bàn trong đạo Phật

Chúng ta sẽ không nhìn thấy, hay không thể miêu tả vẽ lại niết bàn bằng những trang giấy được. Phải dùng chứng ngộ của mỗi con người để thấy được niết bàn bằng tuệ giác. Nếu như trí thức có thể lĩnh hội được hết các Phật ngôn. Thì Niết Bàn sẽ vượt qua mọi phạm vi luân lý và trở thành mục tiêu hướng tới của mỗi người.

Niết bàn được hiểu theo một nghĩa cơ bản là chấm dứt mọi dục vọng, kết thúc những nghiệp báo luân hồi và tâm hồn trong sạch thanh tịnh tuyệt đối. Một sự ngừng lại của không gian và thời gian trong chính sự sâu thẳm bên trong con người. Đó chính là 1 trạng thái ai cũng muốn đạt được: sự tĩnh lặng tâm hồn, không tranh giành, đố kỵ ghen ghét, cuộc sống không phiền muộn cũng chẳng còn phiền não đau khổ.

Cũng từ đó chúng ta có thể hiểu rằng niết bàn chính là một phi vật thể, phi thời gian, không gian cũng như không có sự bắt đầu hay kết thúc gì cả. Đồng nghĩa với việc rằng bạn sẽ không thể tìm ra được niết bàn ở bất cứ đâu cả. Niết bàn không xa nhưng cũng rất khó để tìm thấy, bởi niết nàm nằm trong chính tâm hồn của bạn trong con người bạn.

Đôi khi sự định nghĩa sai lầm hay cách hiểu sai khiến bạn khó có thể tìm ra được niết bàn. Nhận thức của bạn cũng bị ảnh hưởng khó mà thoát khỏi những cám dỗ những sai lầm ngoài kia, việc giác ngộ vô thường dường như là điều không thể.

Ý nghĩa của niết bàn là gì

Cõi niết bàn có ý nghĩa to lớn trong Phật Pháp 

1.2. Những hình thức niết bàn trong đạo Phật

Đạo Phật thường đề cập tới 2 hình thức cơ bản của niết bàn đó là hữu dư và vô dư. Mỗi một cõi niết bàn đều có những đặc điểm và khái niệm riêng hướng tới những đối tượng riêng.

Niết bàn Hữu dư là sự tương đối tức là bạn sẽ đạt đến cõi niết bàn khi thể xác vẫn còn tồn tại còn tâm thì đã thoát khỏi sự luân hồi bất tận. Những muộn phiền trong tâm trí đều không còn nữa, những cám dỗ đời thường không thể đánh gục được bản thân bạn. Cũng giống như bản thân Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đạt tới hữu dư niết bàn lúc tuổi vừa 35. Sau 49 ngày ngồi dưới gốc bồ để để chiêm nghiệm về chân lý.

Vô dư niết bàn (đại niết bàn) là sự tuyệt đối. Con người đã đạt tới cảnh giới nhất định không còn phiền não, hạnh phạm đủ đầy, giải thoát khỏi những vướng bận hồng trần, đức độ đủ cả. Và mọi điều đều tĩnh lặng, an tâm, thiền định và niết bàn vô dư chỉ đạt được khi thân xác đã không còn tồn tại trên cõi đời này nữa. 

Chung quy lại 2 cõi niết bàn đều hướng tới một sự thanh tịnh, một trạng thái tâm an nhiên, trong sạch tuyệt đối như nước. Không có một chút nào của vướng bận, cám dỗ sai lầm cuộc đời.

2. Làm thế nào để đạt tới cõi Niết Bàn

Cõi niết bàn nghĩa là không còn sự trói buộc: tâm hồn chúng ta là một thực thể không còn thâm sân si, thoát tục được hồng trần đạt tới cảnh giới vô ưu vô phiền. Vậy làm sao để đạt được đến cõi niết bàn?

Niết bàn vốn không phải là điều gì quá xa vời hay là những cảnh giới cao siêu mà đó là những gì con người ta mong muốn đạt được. Đó cũng không phải là con người mất đi mới đạt được mà chỉ cần khi sống chúng ta giác ngộ những điều tốt đẹp thoát khỏi tham sân si và những cám dỗ trong cuộc sống.

Vạn vật là đều không có 1 quy luật sinh tồn cụ thể mà sẽ vô thường vô ngã chuyển biến theo hoàn cảnh đặc trưng. Khi mà bạn vẫn còn chấp niệm, vướng phải nghiệp chướng thì chắc chắn sẽ không thoát được khỏi cõi sinh tử luân hồi. Con người ta không còn nghiệp báo, không còn âu lo, cũng như không còn sự ganh đua đố kị.. từ đó sẽ sớm đến được với cõi niết bàn mà thôi. 

Có thể hiểu rằng niết bàn chính là đích hướng tới của tất cả những người tu hành (tại gia và xuất gia). Khi con người ta đạt được thì cuộc sống lẫn cuộc đời tu học thành công vạn sự đều vô thường vô ngã. Phật từng nói về con đường Trung Đạo của con người: 

“Chớ làm những điều ác

Nên làm việc lành

Giữ tâm ý trong sạch

Đó là lời chư Phật dạy”

Để đạt tới cảnh giới niết bàn một người phật tử cần nắm rõ và thực hành được đủ Bát Chánh Đạo. Đó là những điều: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. 

cõi niết bàn là gì

Hướng về cõi niết bàn để cuộc sống đạt được cảnh giới không tham sân si 

Điều thứ nhất cần ghi nhớ đó là sự tạm bợ của kiếp người. Chúng ta không cần phải quá lo lắng về sinh tử, đó là điều vô thường. Rời bỏ đi để tâm thanh thản, qua khỏi sự tạm bợ tồn tại của thân xác này. 

Điều thứ hai là giữ gìn chánh pháp Như lai, hóa giải lành thành dữ và luôn sống một cách lương thiện, không gây gổ làm điều ác với ai. 

Điều thứ ba là học cách kiểm soát con người mình, im lặng tuyệt đối. Mọi sự tham ái, dục vọng, hận thù, si mê đều cần được gạt bỏ và xóa đi để tâm thanh tịnh. 

Có thể nói cõi niết bàn chính là điều mà Đức Phật luôn muốn mọi người hướng tới. Đạt tới một cảnh giới nhất định xây dựng một cuộc sống an nhiên nhẹ nhàng hạnh phúc, không còn vướng bận gì. 

Chắc hẳn rằng qua những thông tin mà Truyền hình An Viên cung cấp vừa rồi bạn sẽ có được cái nhìn chân thực và đầy đủ nhất về cõi niết bàn trong Phật Pháp. Hãy cũng sẵn sàng chia sẻ và lan tỏa những điều tốt đẹp của niết bàn tới cuộc sống của mỗi người. 

Theo dõi Truyền hình An Viên trên Website, Youtube, Facebook để theo dõi thông tin về Phật giáo nhanh và chính xác nhất. 

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"