Vô Ngã Là Gì? Luân Hồi Và Vô Ngã Có Mật Thiết Gì Với Nhau?

Trong cuộc sống hàng ngày dù có hay không biết về Phật giáo nhưng chúng ta vẫn nghe nhiều người nói về vô ngã. Cùng truyền hình An Viên tìm lời giải đáp vô ngã là gì qua bài viết sau đây.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

1. Vô ngã là gì?

Vô ngã là pháp ấn trong Phật giáo cho rằng không một cái gì trường tồn, bất biến, vững chắc, tồn tại mà không phụ thuộc vào cái khác. Ngoài ra chúng sinh cũng có thể hiểu vô ngã là nhìn trong bình diện không gian hay vô ngã là biểu hiện của vô thường.

Vô ngã là gì

Vô ngã là gì?

Vô ngã là từ Hán Việt trong đó từ vô tức là không, ngã được hiểu theo nhiều nghĩa như tự ngã, bản ngã, cái tôi... Như vậy hiểu theo cách đơn giản nhất vô ngã chính là không có cái tôi hoặc không vấp ngã.

Theo triết học Phật giáo bản ngã là cái tôi trong mỗi người, nó tồn tại vĩnh viễn và không bị ảnh hưởng bởi sinh tử, tụ tán. Theo Đại Thừa vô ngã là vô tự tính. Còn theo Nguyên Thủy vô ngã có nghĩa không phải là ta.

Đức Phật nói: ” Tất cả các pháp đều vô ngã” vì các pháp đều bị sanh diệt, chuyển biến và không độc lập.

Trong mỗi chúng ta đều có cái tôi riêng nên bản ngã càng nhiều thì càng đau khổ, phiền não. Vì vậy các Phật tử đều phải hiểu cái căn bản của chánh pháp phật là vô ngã, chỉ có vô ngã mới là con đường nhanh nhất đưa chúng sinh đến với đạo.

2. Kinh vô ngã tướng

Trong kinh vô ngã tướng chúng sinh hiểu thêm một nghĩa nữa của từ vô ngã. Theo chú giải trong đó thì vô ngã có nghĩa là không có cốt lõi, không có một thẩm quyền nào trên nó. Vì vậy Đức Phật đã nói: ”Vật chất là vô ngã” có nghĩa là vật chất không có cốt lõi, không có chủ quyền.

vô ngã

Phật lý giải vô ngã là gì? 

Theo 2 lời giảng giải trên thì ý nghĩa phù hợp nhất với vô ngã là không có cốt lõi. Chúng sinh tranh luận về vật chất không có cốt lõi nhưng phải có cốt lõi ở đâu đó hay chỉ có vật chất là không có cốt lõi thôi. Đối chiếu với những lời đức Phật đã dạy bảo thì luận cứ đó là không đúng.

Theo như chú giải trong kinh Vô Ngã thì cốt lõi hay bản chất, cốt tủy là có một cái ngã, một cái tôi, một thực thể tồn tại vĩnh viễn là sai lầm.

Không có cốt lõi được hiểu là không có thực thể trọn vẹn, không có linh hồn.

Cốt lõi được xem là kẻ tạo tác có nghĩa là ai đó đã có hành động. Chúng sinh có quan niệm sai lầm cho rằng các hành động là theo ý muốn của mỗi người nhưng sự thật là cái ngã đã làm ra hành động đó chứ không phải chúng ta. Điều này cho thấy ngã thể hiện hành động hoặc tác động còn mọi người chỉ là dụng cụ, phương tiện của ngã.

Con người phải làm chủ được chính mình nếu không sẽ không có cốt lõi. Từ đó ta hiểu được vật chất không có cốt lõi bởi vì vật chất không có các tính chất trên. Đồng thời vật chất cũng không phải là kẻ thực hành, kẻ kinh nghiệm, kẻ làm chủ chính mình. 

3. Vô ngã là niết bàn

Trong Phật giáo Niết Bàn là trạng thái diệt tận được tham ái, sân hận và si mê để đạt đến trạng thái bình lặng tuyệt đối.

kinh vô ngã tướng

Bản chất của vô ngã là gì? 

Khi hành giả bắt đầu tu gọi là khởi điểm tại tâm, quá trình tu hành như một đường đi đến khi giác ngộ sẽ đạt được chính quả. Thế nhưng tại sao đi mãi mà vẫn không đến đích? Đó là do ngã (nghiệp) ngăn cản làm cho hành giả lười biếng, sa ngã không đến được niết bàn.

Niết bàn không có hạn lượng, nơi chốn nên rất khó để đạt được cảnh giới này. Cánh cửa vào niết bàn rất hẹp, thân thể hay ý niệm khi còn 3 độc (tham, sân, si) sẽ không bước vào được. Khi nào hành giả buông bỏ được 3 độc trên thì đó là thời khắc bước vào được niết bàn.

Niết bàn vừa là cái chung, vừa là cái riêng, cái chung ai cũng vào được còn cái riêng ai tu người đó đắc. Đức Phật chỉ ra con đường sáng cho chúng sinh đi đến niết bàn .

Đức Phật độ chúng sinh là cho mọi người biết rằng chỉ cần buông bỏ chấp niệm thì ưu sầu, phiền não sẽ tan biến và khi đó chính là cảnh giới niết bàn mà các hành giả hướng đến.

Chúng sinh tôn Đức Phật là Pháp Vương vì Ngài tự tại với tất cả các pháp, không dính vào lục trần, không bị chúng lôi kéo. Nếu chúng ta đối với một việc nào đó mà đạt được tự tại, không bị lôi kéo, chi phối thì cũng được gọi là Pháp Vương của việc đó trong khoảng thời gian đó. Tuy nhiên đối với các việc khác ta lại bị ràng buộc vì vậy chỉ có Đức Phật được tôn xưng là Đấng Pháp Vương.

4. Vô ngã trong Phật giáo

Trong Phật giáo thuyết vô ngã chiếm giữ vị trí nòng cốt, quan trọng. Đức Phật đã dạy thuyết vô ngã cho vị 5 đệ tử đầu tiên và cả 5 thầy đều đắc quả.

vô ngã vô ưu

Bản chất của vô ngã là gì theo giáo lý nhà Phật? 

Đức Phật dạy chúng ta ngũ uẩn (vật chất và tâm) không phải là vô ngã, không phải là một thực thể trọn vẹn. Khi Ngài nói ngũ uẩn là vô ngã tức là chẳng có ngã nào trên thế gian này.

Các Phật tử đều biết có 3 câu nói nổi tiếng trong đạo Phật:

  • Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường.
  • Tất cả các pháp hữu vi đều khổ.
  • Tất cả các pháp đều vô ngã.

Theo câu nói thứ 3 tất cả các pháp bao gồm ngũ uẩn (vật chất và tâm) và niết bàn, như vậy ngũ uẩn và niết bàn đều vô ngã.

Đức Phật đưa ra tiêu chuẩn để các phật tử tìm hiểu và chia làm 2 mô thức:

  • Cái gì vô thường là khổ.
  • Cái gì khổ là vô ngã.

Như vậy để nhận định một vật là vô thường chúng sinh hiểu là: ” Nó biến mất sau khi khởi sinh”. Vô thường đi liền với đau khổ nhưng khổ ở đây là bị áp chế bởi vòng tuần hoàn sinh diệt.  

Vật chất và tâm diễn ra trong quá trình sinh, diệt tùy vào điều kiện của chúng. Mọi người không kiểm soát, điều khiển được sự sinh, diệt này đấy chính là biểu hiện của vô ngã.

5. Luân hồi và vô ngã trong Phật giáo

Hiểu theo nghĩa thông thường luân tức là luân chuyển, xoay vần, vòng tròn, bánh xe. Hồi có nghĩa là quay về, trở về ghép lại chúng ta hiểu luân hồi là vòng tròn trong đó sinh, tử của con người luôn tiếp diễn không dừng lại.

vô ngã là niết bàn

Vô ngã là gì, bản chất của vô ngã theo lý giải của Đức Phật

Luân hồi có trong mọi tín ngưỡng tôn giáo và mỗi tôn giáo đều đó kiến giải khác nhau. Trong Phật giáo luân hồi giải thích cho vòng sinh, tử của chúng sinh.

Đức Phật cho chúng sinh biết luân hồi và các giáo lý vô ngã có quan hệ mật thiết với nhau. Con người sau khi mất sẽ đi đầu thai qua 6 cõi gọi là lục đạo luân hồi:

Như vậy sau khi chết con người bị nghiệp dẫn đi tái sinh trong lục đạo luân hồi. Chúng sinh đầu thai chuyển kiếp vào 1 trong 6 cõi trên và tùy theo nghiệp để siêu sinh hay trả nợ do nghiệp trong quá khứ gây ra.

  • Nếu ta làm 10 điều ác sau khi qua đời sẽ đi xuống địa ngục.
  • Nếu ta làm dưới 10 điều ác nhưng nặng về tham sẽ đầu thai vào loài quỷ đói.
  • Nếu ta làm 5 trong 10 điều ác sẽ đầu thai làm súc sinh.
  • Hành giả trong cuộc sống làm nhiều điều tốt, tích đức hành thiện khi qua đời sẽ lên thiên đường.
  • Những người không đủ uy đức tùy theo duyên nợ thiện, ác trong tiền kiếp để đầu thai vào các cõi khác.

Qua nội dung vô ngã là gì được Truyền hình An Viên chia sẻ trên đây, chúng sinh đã thấy được bản chất giáo lý vô ngã trong đạo Phật. Tùy theo tín ngưỡng các nước khác nhau mà có kiến giải riêng về vô ngã nhưng tựu chung giáo lý này đều hướng chúng sinh tu tâm dưỡng tính, tích đức hành thiện để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"