Tứ diệu đế là gì? Gồm những gì? Ý nghĩa tứ diệu đế Phật Giáo

Tứ diệu đế là gì? Vì sao lại được nhắc tới nhiều trong đạo Phật như vậy. Đó chính 4 sự thật về chính cuộc đời con người chúng ta, cùng Truyền hình An Viên tìm hiểu và có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

1. Tứ diệu đế là gì?

Theo đạo Phật Tứ diệu đế là những sự thật của bậc thánh - những sự thật của những người xứng đáng về mặt tâm linh. Bốn sự thật đó bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế - mỗi một nỗi khổ đó đều đại diện cho những điều mà con người ta phải đối mặt. 

1.1. Tứ diệu đế của Phật Giáo gồm những gì?

Khái niệm chi tiết về tứ diệu đế - tứ tức là 4. Chữ "diệu" trong đó chính là diệu kỳ và nhiệm màu. Chữ "đế" trong đó chính là sự thật. Khi kết hợp lại sẽ được hiểu rằng 4 điều có thật mà Đức Phật đã tìm ra và muốn đem chúng truyền tải tới chúng sinh của chúng ta.

tứ diệu đế của phật giáo

Và để giác ngộ cũng như thấy rõ được bản chất của sự khổ và thoát ly những đau khổ thì chúng ra cần phải nắm rõ được chúng. Sâu xa hơn nữa là thực hiện, hiểu sự nhất quán và biết chúng sẽ diễn ra như thế nào: 

  • Khổ đế: Được hiểu là sự thật về nỗi khổ. 
  • Tập đế: Được hiểu là nguyên nhân đau khổ. 
  • Diệt đế: Sự thật diệt khổ đau.
  • Đạo đế: Sự thật con đường diệt khổ như thế nào.

Bạn đang xem: Tứ diệu đế là gì? Gồm những gì? Ý nghĩa tứ diệu đế Phật Giáo

1.2. Sự ra đời của Tứ diệu đế

Đức Phật không hề tự nghĩ ra tứ diệu pháp mà Ngài đã tự mình chiêm nghiệm ra mọi điều và muốn truyền đạt đến mọi người để chúng ta sớm giác ngộ và thoát khỏi bánh xe luân hồi. 

Sau 49 ngày thiền định ở gốc cây Bồ Đề, Đức Phật đã chiêm nghiệm ra và trở thành vị Phật Chính Đẳng Chính Giác tối thượng và ngài đã thấu được rõ bốn sự của thế gian - đó chính là Tứ diệu đế. Cùng với sự yêu thương chúng sinh, Đức Phật muốn đem mọi thứ ngài giác ngộ được truyền bá tới mọi người. Cũng từ đó giúp chúng sinh mau thoát khỏi con đường khổ đau. 

Và chính tại thành Ba La Nại, Đức Phật đã giáo hóa cho 5 anh em ông Kiều Trần Như - sự khởi đầu cho con đường thoát khỏi khổ ải nhờ vào Tứ diệu đế. Ngài đã độ cho 5 người giác ngộ và xuất gia theo ngài, từ đó đoàn đầu tiên đã được thành lập và mở ra con đường đến với chính Phát thoát khổ ải rộng lớn sau này.

2. Ý nghĩa của Tứ diệu đế trong Đạo Phật 

Trong đạo Phật Tứ diệu đế chính là cốt tủy và nền tảng của những đạo lý nhà Phật. Con đường chân lý, soi sáng cho chúng sinh thấu hiểu được nỗi khổ trong đời và thoát khỏi chúng. Truyền hình An Viên sẽ cùng bạn phân tích ý nghĩa chi tiết của Tứ diệu đế: 

tứ diệu đế

Tứ diệu đế có ý nghĩa rất lớn lao trong đạo Phật

2.1. Khổ đế - Sự thật đầu tiên

Thế gian điều tồn tại chắc chắn đó chính là nỗi khổ và Đức Phật đã chiêm nghiệm ra được điều đó qua tu tập. Từ đó, Ngài sẽ truyền tải tới chúng sinh về sự tồn tại của nỗi khổ: sự thật luôn tồn tại trong cuộc đời mỗi con người và không ai có thể tránh khỏi điều đó.

Ý nghĩa đơn giản nhất có thể hiểu theo triết học thì đó chính là sự khó chịu, kham nhẫn, chịu đựng, khổ đau, hư vô khó nắm bắt được thực tại. Nhìn chung sẽ là những điều không mong muốn, những gì đi ngược lại với khát vọng của bản thân bạn. 

Dukka còn có thể hiểu là ghét cũng phải ở cùng, không muốn cũng nhất định phải chịu. Cũng tương ứng rằng cuộc đời mỗi chúng ta đều sẽ không tránh khỏi sự khổ đau. Những nỗi khổ diễn ra từ nhỏ cho tới lớn theo những giai đoạn cuộc đời và khó có thể né tránh. Bạn nên tìm cách đối diện và giải quyết. 

  • Ngay từ khi ra đời chúng ta đã khóc - đó cũng là biểu trưng của sự khổ đau. Khi ra khỏi bụng mẹ chúng ra đối diện với nhiều thứ thời tiết, môi trường, bệnh tật... không còn sự bao bọc của cơ thể mẹ nữa bạn cũng thấy khổ và bất trắc. Phật cũng từng nói sinh ra là đã khổ. Một khởi đầu của sự khổ ai cũng gặp ngay từ đầu đời. 
  • Sau này già đi chúng ta cũng đối diện với nỗi khổ của sự già nua, xấu xí, sức lực cạn kiệt và sự cô đơn khi về già. Nhưng đâu ai trẻ mãi được, hãy chuẩn bị và chấp nhận cho giai đoạn tuổi già của bản thân. 
  • Bệnh tật ốm đau - ở đời đâu ai chưa bao giờ ốm. Huống chi ở thời đại dịch bệnh lan tràn, khí hậu thay đổi thì cuộc đời con người sẽ còn phải đối mặt nhiều hơn với nỗi khổ về bệnh thật này.
  • Chia ly đau đớn: mọi sự chia ly đều dẫn tới khổ đau. Chia ly người yêu, chia ly người thân trong gia đình… nỗi buồn khổ của người ở lại ai thấu được. Tình cảm mất đi đồng nghĩa với việc tâm can cũng khổ hạnh buồn bã.
  • Chết đi và biến mất một nỗi khổ và sợ hãi không ai có thể tránh được. Tuy biết là phải đối diện nhưng vẫn cảm thấy khổ vẫn cảm thấy không nỡ từ bỏ cơ thể mà cha mẹ đã ban tặng cho chúng ta.
  • Những điều trái với mong cầu của bạn cũng sẽ đến trong cuộc sống. Khi đó bạn sẽ cảm thấy bất lực, thậm chỉ phẫn uất cho chính số phận của bạn thân tại sao lại kém may mắn tới như vậy. Nỗi khổ cầu không thành được cũng sẽ đeo bám bạn trong cuộc đời này.
  • Nỗi khổ tâm từ chính cơ thể chúng ta. Khi phải chứng kiến những điều buồn bã, những sự thất vọng, những nỗi đau, sự cơ cực… cơ thể này sẽ phải chịu buồn khổ, thậm chí là thất vọng cao độ.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM: Tứ Niệm Xứ Là Gì? Ý Nghĩa 4 Niệm Xứ Thân, Tâm, Pháp, Thọ

2.2. Tập đế - Nguyên nhân của mọi nỗi khổ

Chúng ta có thường luôn than thân trách phận về nỗi khổ của bản thân mình và không hiểu vì sao bản thân lại khổ đến vậy. Điều đó luôn ám ảnh tâm thần và trí óc của chúng ta khiến cho bản thân khó lòng nào thoát ra được.

Đức Phật đã chiêm nghiệm và lý giải rằng mọi nỗi khổ trên đời này không ở đâu xa chúng sinh ra bởi chính trí tuệ suy nghĩ và hành động của mỗi người. Sự vô minh của trí tuệ, không đủ sáng suốt để cùng vượt qua những cám dỗ.

Một cái tâm đam mê sắc dục, tham vọng, hướng về những điều xấu xa thì khó lòng nào có thể đến được nơi cực lạc, ngược lại chúng chính là nguyên nhân dẫn tới cái khổ đau trong cuộc đời người.

tứ diệu đế là gì

4 sự thật về tứ diệu đế 

2.3. Diệt hết đau khổ - Sự thật thứ 3

Đức Phật dạy rằng cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể tiến tới hạnh phúc, loại bỏ được những nỗi khổ đau trong cuộc đời. Điều đó sẽ thực hiện được nếu như tâm bạn luôn sáng, loại bỏ được những sắc dục, những tham sân si trong cuộc đống.

Và để đạt được điều đó chúng ta hãy tu tập ngay từ bây giờ, hãy hướng theo và làm theo những điều Phật dạy. Một khi tâm sáng bạn sẽ sớm thoát khỏi được khổ ải, dần dần sẽ thoát khỏi cả bánh xe luân hồi.

2.4. Đế đạo - Sự thật thứ 4 phương pháp diệt khổ

Đạo Phật chính là con đường dẫn bạn đi tới sự diệt khổ. Con đường mà Đức Phật đã tìm ra để đi đến sự diệt khổ tên là Đạo Đế. Một con đường thực hiện đúng Bát chánh đạo. Sự thông suốt của con người hướng về điều thiện lành tuyệt đối, tâm trong sáng không sân si. 

Chúng ta cần có kế hoạch cho sự tu tập của bản thân, đừng quá vội vã trong bất cứ hành động nào. Hãy thật cân nhắc hậu quả của mỗi việc mình đã đang và sẽ làm. Bởi mọi thứ đều có thể ảnh hưởng tới chính quãng đời còn lại của bản thân cũng như thế hệ tương lai. 

Chắc hẳn rằng với những thông tin Truyền hình An Viên vừa cung cấp bạn đã hiểu được Tứ diệu đế là gì? Và đó thực sự là một chân lý sống đẹp sống tốt hướng chúng ta đến miền cực lạc không khổ đau, điều mà mỗi con người luôn mong ước đạt được.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"