Thuần Chay Là Gì? Ăn Chay Thuần Có Tốt Không? Có Nên Ăn?

Ẩm thực - 24/06/2022

Thuần chay là gì? Chúng ta thường nhầm lẫn giữa khái niệm ăn chay và thuần chay. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về những khái niệm này, hãy cùng Truyền hình An Viên tìm hiểu kỹ hơn về những điểm đặc trưng và khác biết của từng loại trong bài viết dưới đây nhé!

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

I. Ăn thuần chay là gì?

Thuần chay là chế độ ăn, nói không hoàn toàn với các thực phẩm đến từ động vật, kể cả là sữa, mật ong trứng. Thức ăn của người thuần chay sẽ chủ yếu là thực vật, các loại hạt, củ... Mục đích của phương pháp này nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần được thư thái, thoải mái hơn và làm việc thiện, tích đức về sau.

thuần chay là gì

Hiểu hơn về thuần chay là gì?

Khái niệm thuần chay được sáng tạo bởi ông Donald Watson vào năm 1944 khi ông sáng lập ra tổ chức The Vegan Society. Ông quan tâm đến thuần chay và đã chứng minh được giá trị của nó đối với sức khỏe và tinh thần con người. Đây cũng chính là lý do tại sao ông sống thọ đến 95 tuổi.

✅✅✅ ĐỌC THÊM: Ăn Chay Có Giảm Cân Không? Mẹo Ăn Chay Giảm Béo 1 Tuần

II. Sự khác biệt giữa ăn chay và thuần chay

Chúng ta thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm ăn chay và thuần chay là giống nhau. Thực tế hai phương pháp này rất có sự khác biệt rất lớn. Ăn chay là một chế độ ăn uống chủ yếu sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên, những người ăn chay vẫn có thể sử dụng các loại thực phẩm từ trứng, sữa, mật ong.

ăn thuần chay là gìPhân biệt giữa chay và thuần chay

Về mặt đạo đức những người ăn chay phản đối việc giết hại động vật, nhưng họ vẫn cân nhắc sử dụng các sản phẩm làm từ sữa, trứng. Còn đối với những người ăn thuần chay khắt khe hơn, họ tuyệt đối không sử dụng bắt cứ một chế phẩm liên quan có nguồn gốc đến từ động vật.

Tùy thuộc vào sức khỏe cơ thể và mong muốn tu tập của bản thân để lựa chọn ra chế độ ăn chay phù hợp. Không nên gượng ép bản thân khi cơ thể không thể đáp ứng và theo kịp những chế độ ăn trên.

III. Ăn thuần chay có tốt không?

Khi cắt giảm các loại thực phẩm giàu đạm, protein cơ thể chúng ta liệu có bị ảnh hưởng, sức khỏe suy giảm và dẫn đến nhiều bệnh tật khác hay không? Đây là điều rất nhiều người trước khi thực hiện ăn thuần chay khá lo lắng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu và minh chứng thực tế ngoài đời thực, những người ăn chay hoặc thuần chay thường có sức khỏe rất tốt, không bị nhiều bệnh. Dưới đây là những lợi ích thường gặp:

ăn thuần chay có tốt không

Ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe không?

  • Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Do cơ thể nạp các loại rau củ quả, trái cây giúp hạn chế các loại thực phẩm có hại chứa chất béo, cholesterol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Theo nghiên cứu quan sát trên người ăn thuần chay có nguy cơ tử vong thấp hơn 42% so với người bình thường và người mắc bệnh huyết áp cao thấp hơn 75%. Đây là tín hiệu đáng mừng.

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Hiện nay, tiểu đường là căn bệnh rất dễ gặng, người bị tiểu đường cần ăn nhiều chất xơ, giảm lượng đường trong máu. Khi người ăn thuần chay từ các loại thực vật rau cỏ, hạt, đậu sẽ giúp giảm lượng đường trong máu rất tốt.

  • Giúp kiểm soát cân nặng

Nếu bạn muốn giảm cân, giảm mỡ, chế độ ăn thuần chay cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà không làm tăng cân. Theo nghiên cứu, người ăn thuần chay có tỷ lệ mỡ thấp hơn 7 - 9,4% so với người ăn bình thường. 

  • Cải thiện hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa sẽ được nghỉ ngơi nhiều hơn, tiêu hóa nhiều thực phẩm mềm dễ co bóp. Như vậy dạ dày của bạn sẽ không còn đau, chất xơ trong thực vật sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón. Các lợi khuẩn sẽ được sinh ra có lợi cho đường ruột.

✅✅✅ NÊN ĐỌC: Ăn Chay Có Ăn Phô Mai Được Không?

IV. Gợi ý thực đơn các món ăn thuần chay cho 1 tuần

Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị 1 chế độ ăn chay lành mạnh, Truyền hình An Viên sẽ gợi ý đến bạn thực đơn thuần chay dành cho cả tuần. Bạn có thể thay đổi các món khác theo khẩu vị cá nhân.

món ăn thuần chay

Lên kế hoạch cho 1 tuần ăn thuần chay đơn giản

Thứ 2:

  • Bữa sáng: Ngũ cốc từ các loại hạt + các loại quả như bơ, chuối + sữa thực vật
  • Bữa trưa: Đậu hũ chiên dầu thực vật hoặc luộc + salad rau củ + 1 cốc sữa hạt
  • Bữa tối: rau đậu bắp luộc + khoai lang nướng (giữ vị ngọt) + 1 cốc sữa hạt

Thứ 3:

  • Bữa sáng: Cơm gạo lứt + Muối lạc rang + rau cải xào tỏi bằng dầu thực vật
  • Bữa trưa: Salad bánh mì thuần chay + bát canh đậu hũ miso chay
  • Bữa tối: Bánh chiên hành chay + bí đỏ xào tỏi

Thứ 4:

  • Bữa sáng: 1 cốc sữa hạt + 1 bánh mì sandwich chay kẹp rau củ
  • Bữa trưa: Cơm trắng + Đậu hũ sốt cà chua + canh rau ngót nấu cùng mướp
  • Bữa tối: Cốc sinh tố bơ xay với sữa thực vật + rau bắp cải luộc

Thứ 5:

  • Bữa sáng: Bánh biscos + 1 cốc sữa thực vật
  • Bữa trưa: Cơm rang rau củ củ + canh cà chua đậu hũ
  • Bữa tối: Mì ý sốt chay + canh rong biển chay

Thứ 6:

  • Bữa sáng: Cháo đậu ngọt + sữa thực vật không đường
  • Bữa trưa: Cơm cuộn kimbap chay + nước ép trái cây
  • Bữa tối: Canh hầm rau củ + súp nấm

Thứ 7:

  • Bữa sáng: Bún gạo lứt trộn rau củ + nước ép cam 
  • Bữa trưa: Khoai tây nghiền + Mì ý sốt chay
  • Bữa tối: Cơm trộn hàn quốc chay

Chủ nhật:

  • Bữa sáng: Bánh mì chay nướng + sữa thực vật
  • Bữa trưa: Cơm gạo lứt + Chả đậu hũ + Canh kim chi cay
  • Bữa tối: Canh khoai nấu chay +cơm trắng + chả giò chay

Với thực đơn 7 ngày liên tiếp, bạn đã có cho mình một chế độ thuần chay vô cùng lành mạnh, tinh thần sảng khoái, trí tuệ minh mẫn. Đặc biệt hơn, đây cũng là một cách làm việc thiện, tích đức khi không sát sinh, ăn thịt động vật.

Trên đây An Viên TV đã giải đáp thuần chay là gì? Nếu bạn muốn chế biến nhiều món ăn chay hấp dẫn hơn, có thể tham khảo Chương trình cơm chay cửa Thiền, trong mỗi tập phát sóng sẽ được giới thiệu và hướng dẫn cách làm những món ăn chay mới lạ và ngon miệng. Hy vọng, những thông tin trên hữu ích, giúp bạn thành công trên con đường thuần chay của mình.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"