Thiền Sư Là Gì? Bật Mí 6 Quy Tắc Để Sống Như Một Thiền Sư

09/11/2022

Trong Phật giáo, thiền sư thường được nhắc đến rất nhiều. Nhưng có rất ít người biết Thiền sư là gì? Và dùng để chỉ ai? Để hiểu hơn về danh xưng này hãy cùng Truyền hình An Viên tìm hiểu nội dung trong bài viết dưới đây.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

1. Thiền sư là gì?

Thiền sư tiếng Anh và các nước khác được gọi là gì? Mỗi nước sẽ có cách gọi khác nhau, như trong tiếng Anh: en master, tiếng Trung: 禪師, tiếng Nhật: zenji, tiếng Hàn: sonsa.

Thiền sư bản chất được dùng theo chỉ vị Tỳ kheo tu thiền. Tuy nhiên tại Trung Quốc, thiền sư được dùng trong 2 trường hợp: Một là do nhà vua dùng để phong tặng những Tỳ kheo có học đức. Hai là tăng sĩ tôn gọi các vị cao tăng tiền bối là Thiền sư. Dần về sau, những Tỳ kheo có chút danh vọng đều được phong tặng chức danh là Thiền sư.

Thiền sư là gì

Tìm hiểu bản chất về Thiền sư là gì?

Trong Phật pháp, Tỳ kheo được chia làm 5 loại: kinh sư, luận sư, luật sư, pháp sư và thiền sư. Giỏi giữ luật là Luật sư. Giới tụng kinh là Kinh sư. Giỏi về thuyết pháp gợi là Pháp sư. Giỏi về lý Luận là luận sư. Giỏi về tư thiền gọi là Thiền sư.

Tuy nhiên trong Phật giáo Trung Quốc, chúng ta thường thấy Luận sư, Thiền Sư, Pháp Sư được nhắc đến nhiều hơn. Còn Luật sư và Kinh sư ít khi được nói tới.

2. 5 Vị Thiền sư đắc đạo nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam

 Tại Việt Nam, có 5 vị Thiền sư đắc đạo để lại xá lợi nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo.

2.1 Thiền sư Không Lộ

Ngài là sư tổ đời thứ 9 của Thiền sư Ngôn Thông, đã xuất gia tại chùa Am (Thái Bình) và lấy danh là Không Lộ. Thiền sư Không Lộ được nhắc đến là vị Thiền sư nổi tiếng nước Việt có đầy bí ẩn về cuộc đời và quá trình đắc đạo.

Thiền sư nghĩa là gì

Thiền sư là gì? Đây là hình ảnh vị Thiền sư Không Lộ tại Chùa Am

Năm 1059, Thiền sư Không Lộ cùng 2 người đồng môn là Thiền sư Giác Hải và Từ Đạo Hạnh sang Tây Thiên học về Phật Pháp. Cả 3 vị đều tu hành và lĩnh hội được Phật pháp cao siêu tại đây. Và trở về nước trở thành 3 vị Thiền sư nổi tiếng nhất Việt Nam.

2.2 Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Thiền sư Từ Đạo Hạnh là đồng môn cùng Thiền sư Không Lộ. Ngay từ nhỏ vị cao tăng thời Lý này đã tỏ ra là người thích du ngoại và có chí lớn, đặc biệt ẩn chứa khí cốt tiên Phật.

Thiền sư tiếng anh nghĩa là gì

Bức tượng khắc tạc vị Thiền sư Từ Đạo Hạnh 

Vậy nên ngài đã đi tu hành và có rất nhiều câu chuyện kỳ bí về Ngài. Theo ghi chép để lại, sau khi thác 300 năm thì nhục thân của ngài đã được hóa và người dân địa phương dùng tro cốt của thiền sư vào bức tượng gỗ. Đến nay bức tượng gốc vẫn được bảo quản rất cẩn thận.

2.3 Thiền sư Chuyết Chuyết tại chùa Phật Tích

Phật Tích là ngôi chùa gắn liền với thời đại hưng thịnh nhất của Phật Giáo tại Việt Nam. Thiền sư Chuyết Chuyết là cố trụ trì của chùa Phật Tích, vị cao tăng nổi tiếng để lại toàn thân xá lợi minh chứng cho việc mình đắc quả thánh.

Vì sao gọi là thiền sư

Tượng khắc tạc Thiền sư Chuyết Chuyết tại chùa Phật Tích

2.4 Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Trong giới Phật pháp và Thiền Tông, vị cao tăng nổi tiếng và có uy nhất không thể không kể đến vua Trần Nhân Tông. Ngài là một vị minh quân, khi đất nước ổn định, ngài đã truyền ngôi cho con để bước và con đường tu hành.

Thiền sư

Bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông đắc đạo tu hành rất nhanh và khi mất đi cũng để lại xá lợi. Trong quá trình tu hành người đã truyền giảng phật pháp cho rất nhiều đệ tử.

2.5 Hai vị Thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh

Đại sư Vũ Khắc Minh là chú ruột của Vũ Khắc Trường. Ngay từ nhỏ cả 2 chú cháy đã vào chùa Đậu để Tu hành, tụng kinh siêu độ cho người dân. Cả 2 vị thiền sư chỉ ăn 1 bữa mỗi ngày vào giờ chính Ngọ.

Thiền sư là như thế nào

Hai vị Thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh

Khi biết số mình đã tận, ngài căn dặn đệ tử rằng: Nếu sau 100 ngày không thấy tiếng mõ tụng kinh thì mở cửa am. Và nếu thi thể người hôi thối thì lấy đất lấp am, còn thi thể nguyên vẹn không có mùi thì lấy sơn bả lên người và bịt kín am”.

3. 6 Quy tắc để sống như một thiền sư

Quy tắc sống của thiền sư rất quy củ và đáng để học theo. Nếu bạn có thể hiểu và áp dụng vào chính cuộc sống của bản thân, chắc chắn cuộc đời của bạn cảm thấy dễ dàng và hái được trái ngọt. Dưới đây là 6 quy tắc của một thiền sư, bạn có thể tham khảo:

cách để thành thiền sư

Nếu bạn vận dụng được nguyên tắc sống như Thiền sư, cuộc sống sẽ trở lên tốt đẹp hơn

  1. Một lúc chỉ tập trung làm 1 việc: Đây là một phần trong cách sống của các thiền sư. Việc tập trung làm 1 việc sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề nhanh nhất, tốt nhất.
  2. Hãy làm việc thong thả và chú tâm làm việc đó: Làm bất cứ công việc gì không nên vội vã, hấp tấp như vậy công việc thường không đạt kết quả cao. Cộng thêm việc không chú tâm sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
  3. Phải hoàn tất công việc đang làm dở trước khi bắt đầu công việc kế tiếp:  Hãy cố thu xếp làm xong công việc hiện tại trước khi bắt đầu làm công việc mới sẽ giúp bạn giải quyết công việc nhanh mà không bị rối hay bỏ quên điều quan trọng.
  4. Một vị thiền sư sẽ không lười biếng: Sáng sẽ thức dậy sớm, bắt đầu các công việc cần làm. Vừa có thời gian thong thả lại hoàn thiện được những công việc quan trọng.
  5. Tạo ra lịch trình và thời gian cho mỗi công việc: Có lộ trình mỗi ngày sẽ giúp giải quyết được nhiều việc theo đúng kế hoạch. Bạn sẽ trở lên chủ động hơn trong cuộc sống của mình.
  6. Ngồi Thiền mỗi ngày: Trong cuộc đời một thiền sư việc ngồi thiền vô cùng quan trọng đối với cuộc đời của họ. Giúp lĩnh ngộ và học hỏi được cách sống trong giây phút hiện tại. Chúng ta những người bình thường có thể lĩnh ngộ và học được cách thiền đúng là điều vô cùng tốt.

4. Một số lưu ý dành cho người mới tham gia thiền

Thiền là bộ môn không yêu cầu quá nhiều vào sức khỏe, chủ yếu tập trung vào sự kiên trì, nỗ lực ý trí. Vậy nên người mới tham gia thiền, nếu chưa quen hãy lưu ý một số điểm sau để khắc phục:

thiền sư như thế nào cho đúng

Thiền định là một trong những bài tập quan trọng trong bộ môn Yoga

  • Hiểu rõ mục đích cơ bản khi tập thiền, tập trung ý chí và sự kiên định của mình để dòng suy nghĩ được thả lỏng, tâm tịnh, lòng an nhiên
  • Thiền có thể thực hành ở bất cứ đâu
  • Chọn thời gian phù hợp sẽ giúp thiền có hiệu quả hơn, ví dụ như: sáng sớm, hoặc trước khi đi ngủ
  • Thiền dành cho tất cả mọi đối tượng, cả người già và người trẻ đều có thể tập luyện
  • Có thể bắt đầu tập thiền bằng bộ môn Yoga, vừa giúp nâng cao sức khỏe, có thể tịnh tâm nuôi dưỡng tâm hồn

XEM THÊM: Thiền Là Gì? Có Tác Dụng Gì? 9 Phương Pháp Ngồi Thiền Tốt

Trên đây là những giải đáp chi tiết về Thiền sư là gì? Và một số thông tin hữu ích về các vị Thiền sư nổi tiếng tại Việt Nam. Để tìm hiểu nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn, bạn có thể truy cập và theo dõi anvientv.com.vn nhé.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"