Thiền Là Gì? Có Tác Dụng Gì? 9 Phương Pháp Ngồi Thiền Tốt

30/07/2022

Thiền không phải là liều thuốc tiên cho mọi vấn đề tâm lý nhưng bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, bất an, hãy cho phép mình ngồi xuống, nhắm mắt nhẹ và hít thở. Vậy thiền là gì? Có các phương pháp ngồi thiền nào? Ngồi thiền thế nào cho đúng cách,... Tất cả các câu hỏi này sẽ được Truyền Hình An Viên chia sẻ và giải đáp qua bài viết dưới đây.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

I. Ngồi thiền là gì?

Thiền có nguồn gốc từ triết học Ấn Độ cổ đại. Nó không chỉ xuất hiện trong Phật giáo mà còn có trong nhiều tôn giáo khác (Đạo giáo, Kitô giáo,...).

Có nhiều định nghĩa khác nhau về Thiền, nhưng tóm lại đây là liệu pháp tập trung cao độ về thân, tâm, trí tạo nên dòng chảy thuần khiết nhất ở thể  tĩnh lặng. Từ đó, có thể chủ động kiểm soát được hoạt động của não bộ, giúp tĩnh tâm, sáng suốt và an lạc.

Chính vì vậy, khi con người gặp các biến cố trong cuộc sống gây ra tình trạng phiền muộn, mệt mỏi thì thiền chính là liều thuốc bổ tâm và thể giúp xóa tan căng thẳng mang lại sự bình yên cho nội tâm.

Ngày nay thiền được coi là “gia vị” không thể thiếu để nhằm cân bằng cuộc sống, khôi phục sự bình tĩnh và làm cho đời sống nội tâm của con người được thư giãn, bình an quên đi mọi lo âu. Thiền cũng giúp con người suy nghĩ tích cực hơn, tạo kỷ luật bản thân, tạo thói quen lành mạnh và tăng khả năng chịu đựng. 

thiền là gì

Thiền là gì? Là phương pháp rèn luyện khả năng tập trung của con người

Bạn đang xem bài viết: Thiền là gì

II. Ngồi thiền có tác dụng, lợi ích gì?

Nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen thiền hàng ngày sẽ mang lại niềm vui, sự lạc quan và sức khoẻ dồi dào cho con người. Bởi thiền có rất nhiều tác dụng giúp nuôi dưỡng, trị liệu, chuyển hoá, đối trị với sự lo lắng, stress. Dưới đây là 6 công dụng khi ngồi thiền mà bạn cần biết: 

1. Giảm căng thẳng, stress hiệu quả

Thực hành thiền thường xuyên sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu, cải thiện chứng lo âu, hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Bạn sẽ thấy điều khác biệt ở những người ngồi thiền thường xuyên là họ có xu hướng yêu đời, suy nghĩ tích cực, an nhiên hơn so với những người không thiền. 

2. Nâng cao khả năng tập trung  

Ngồi thiền sẽ giúp chúng ta ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn nên từ đó giảm tình trạng buồn ngủ và luôn giữ được sự tập trung cao độ. Bên cạnh đó, thiền còn giúp tăng cường trí nhớ, minh mẫn và tỉnh táo trong mọi tình huống. 

3. Tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiền có thể giúp hỗ trợ con người trị bệnh hiệu quả, nhất là những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp bởi trong quá trình ngồi thiền, cơ thể bạn sẽ cần ít oxy hơn, do đó tim sẽ đập ít hơn, đồng nghĩa với việc huyết áp sẽ giảm xuống. 

Thiền cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn, làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong vì đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

4. Giảm đau đầu khó chịu

Những người hay mắc chứng đau đầu liên tục thường lựa chọn phương pháp thiền để cải thiện. Mỗi một giờ ngồi tập thiền có thể làm giảm đến 40% cường độ đau và giảm cảm giác khó chịu do đau tới 57%.

5. Cải thiện chứng tăng động

Đối với các bệnh nhân là người lớn mắc chứng rối loạn tăng động, suy giảm sự chú ý, không tập trung khi ngồi thiền sẽ giảm được tính bốc đồng, giữ được bình tĩnh và kiểm soát được các hành động một cách có ý thức hơn.

6. Làm chậm quá trình lão hóa

Trong quá trình bạn ngồi thiền thì cơ thể bạn điều chỉnh lại hô hấp, nạp ít oxy hơn. Vì thế, đa phần những người thiền định thường xuyên sẽ có ngoại hình tươi trẻ, tràn đầy năng lượng cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. 

Hiện nay, rất nhiều người đã coi thiền là “món ăn tinh thần” không thể thiếu để cải thiện sức khỏe và giữ gìn nhan sắc cũng như thanh lọc tinh thần. 

ngồi thiền có tác dụng gì

Thiền giúp tinh thần thư giãn và sảng khoái

III. Các phương pháp ngồi thiền phổ biến nhất

Trong các phương pháp thiền phổ biến hiện nay được phân thành 9 loại khác nhau. Mỗi loại có những đặc điểm nhất định:

1. Thiền chánh niệm

Đây là loại hình thiền theo dạng phi tôn giáo với sự kết hợp giữa tập trung và nhận thức

Khi thiền phương pháp này, cần chú ý đến những suy nghĩ của mình khi chúng lướt qua tâm trí họ. Người thiền không được đánh giá những suy nghĩ đó mà chỉ cần quan sát và lưu lại những cảm nhận của mình về những luồng suy nghĩ đó.

2. Tâm linh thiền định

Phương pháp thiền này thường thấy ở các nước phương Đông (Ấn độ giáo, Đạo giáo,...). Có thể được thực hiện tại nơi thờ tự hoặc tại nhà. Phù hợp với những người yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm sự liên kết với tâm linh.

Tâm linh thiền định giống như cầu nguyện, cần sự im lặng xung quanh mình và tìm kiếm mối liên hệ sâu sắc với Chúa hoặc Vũ trụ. 

Trong tâm linh thiền định thường được sử dụng các loại dầu thơm như: tuyết tùng, gỗ đàn hương, trầm hương,...

3. Tập trung thiền

Đúng như tên gọi của nó, thiền tập trung là phương pháp tuyệt vời cho những ai cần sự tập trung. Đây là hình thức yêu cầu người thiền cần phải tập trung cao độ và sử dụng bất kỳ 1 trong 5 giác quan của mình.

Chẳng hạn như bạn có thể tập trung vào điều gì đó bên trong cơ thể như nhịp tim, hơi thở hoặc bất kỳ những tác động bên ngoài như tiếng vỗ tay, tiếng chim hót,..

Tuy nhiên, nếu người thiền bị phân tâm, không có sự nhập tâm thì phải bắt đầu quay lại thực hành và tập trung lại. Nên phương pháp này sẽ gây khó khăn chút ít cho những người mới bắt đầu tập luyện.

4. Thiền chuyển động

Đây là dạng thiền tập trung mạnh mẽ vào từng bước chuyển động của nhịp điệu hơi thở, của sự uyển chuyển đôi tay hay các bộ phận khác. Mỗi sự chuyển động tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển chính là sự phối hợp giữa thân, tâm, trí giúp cơ thể ở trạng thái cân bằng nhất. Sự dung hòa đó giúp cho cả cơ thể lẫn tinh thần được thư giãn, thoải mái nhất.

5. Thiền thần chú

Thiền thần chú (hay thiền Mantra), là loại thiền dùng âm thanh lặp đi lặp lại để giải tỏa tâm trí. Không quan trọng việc âm thanh được phát to hay nhỏ. 

Mục đích của loại thiền thần chú chính là muốn đạt đến sự tỉnh táo và hoà hợp hơn với thế giới xung quanh mình. Cho phép bạn có trải nghiệm và nhận thức sâu sắc hơn.

Phương pháp thiền này khá phù hợp với những người ưa thích những hoạt động mang tính lặp đi lặp lại.

ngồi thiền là gì

Có nhiều phương pháp thiền khác nhau

6. Thiền siêu việt

Là loại thiền khá phổ biến, có tác dụng giảm thiểu lo âu, mệt mỏi, khống chế sự căng thẳng. 

Thiền siêu việt là phương pháp ứng dụng kết hợp tuyệt vời giữa câu thần chú và thiền tụng kinh đi sâu vào tầng tâm trí tiềm thức của bộ não. Khi đạt tới trạng thái thiền siêu việt là lúc bạn phát huy sức mạnh cao nhất của toàn bộ tiềm thức giúp tâm trí đạt độ lắng đọng sâu nhất.

Lúc này, cơ thể sẽ đạt trạng thái tĩnh lặng nghỉ ngơi sâu giúp hệ thần kinh trong lành, sảng khoái, cơ thể khỏe khoắn.

Cũng như các loại thiền khác, việc thực hành thiền siêu việt lâu và thường xuyên sẽ có thể dẫn đến những thay đổi tích cực như không còn thấy lo lắng, cảm thấy thoải mái, thư thái hơn.

7. Thiền quét toàn thân

Hay còn gọi là thư giãn tiến bộ là một phương pháp thiền nhằm giảm căng thẳng trong cơ thể và thúc đẩy sự thư giãn. Loại thiền này yêu cầu người thực hành từ từ thắt chặt và thư giãn từng nhóm cơ tại một thời điểm trên toàn cơ thể. Từ đó sẽ giúp bạn cảm nhận được những vấn đề của cơ thể mình và hỗ trợ điều trị và giảm ngay các triệu chứng gây đau.

Phương pháp thiền này khá phù hợp với những người đang gặp căng thẳng, chất lượng giấc ngủ cũng thấp, hay mất ngủ. Thực hiện thiền quét cơ thể đều đặn thường xuyên sẽ giúp bạn có được thời gian ngủ ngon hơn.

8. Thiền từ bi

Thiền từ bi (hay còn gọi là thiền tâm từ) được sử dụng để củng cố cảm xúc của lòng từ bi, lòng tốt và sự chấp nhận đối với bản thân và người khác. 

Những người thường xuyên luyện tập thiền từ bi có thể tăng cường khả năng tha thứ, kết nối với người khác. Luôn có tâm trí tràn đầy lòng nhân ái, tình yêu thương đối với người thân, bạn bè và tất cả mọi người.

Loại thiền này phù hợp với những người đang tồn tại nhiều vấn đề và suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí hoặc đang oán giận, than thân trách phận.

9. Thiền quán tưởng

Thiền quán tưởng (hay thiền hình dung) là một kỹ thuật tập trung để giúp bản thân đạt đến cảm giác tĩnh lặng, thư thái, yên bình bằng cách tự tưởng tượng ra những cảnh vật hay viễn cảnh tươi đẹp hoặc sống động. 

Loại thiền này đòi hỏi tâm trí phải sử dụng các giác quan để hình dung ra khung cảnh và tận hưởng khung cảnh đó nhiều nhất có thể.

Với phương pháp thiền này, điều quan trọng là phải tưởng tượng một khung cảnh sống động và sử dụng cả năm giác quan để tận hưởng khung cảnh đó nhiều nhất có thể. 

Mục đích của phương pháp thiền này là giúp tăng cường sự tập trung và động lực trong cuộc sống. 

IV. Hướng dẫn ngồi thiền cơ bản đúng cách cho người mới bắt đầu

Qua các phần trên, bạn đã hiểu cơ bản thiền là gì và các phương pháp thiền phổ biến. Tuy nhiên, ngồi thiền như thế nào là đúng? Phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số lưu ý về cách ngồi thiền hiệu quả cho người mới bắt đầu: 

  • Bước 1: Chuẩn bị chu đáo trước khi thiền

Đây là khâu quan trọng quyết định đến việc bạn có thiền hiệu quả hay không, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

- Hãy chọn cho mình khoảng không gian thoáng đãng, tĩnh mịch, yên lặng nhằm tránh bị những âm thanh, tiếng ồn chi phối hay tác động ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình ngồi thiền.

- Cần phải tắt TIVI, tắt điện thoại và tất cả thiết bị âm thanh gây nhiễu. Chỉ nên  mở nhạc nhẹ nhàng, du dương (các loại nhạc thiền giúp tĩnh tâm).

- Nên ăn mặc thoải mái để tạo cảm giác dễ chịu, thư thái giúp tập trung tốt hơn.

- Quy định rõ ràng về thời gian ngồi thiền, không bị vướng bận các công việc bên ngoài, không gián đoạn thời gian thiền. 

  • Bước 2: Điều chỉnh tư thế ngồi của cơ thể

- Ngồi thiền, quan trọng nhất là sự thoải mái nên bạn hãy lựa chọn ngồi trên một tấm nệm. Cột sống lưng phải thẳng, không nghiêng sang phải hoặc trái và cũng không được ngả người về phía trước hay phía sau.

- Xương chậu cần phải nghiêng về phía trước một độ vừa phải, đủ để cột sống của bạn được nâng bằng xương mông.

- Khi ngồi thiền, bạn có thể mở mắt hoặc nhắm mắt (nên nhắm mắt để tập trung hơn).

  • Bước 3: Tập trung điều chỉnh hơi thở

- Hơi thở được coi là kỹ thuật thiền quan trọng nên bạn cần chú ý cảm nhận và nhận thức hơi thở của mình ra có đều nhịp không. Vì nếu thở sai nhịp sẽ khiến cơ thể bạn mệt và không được tập trung.

- Nên rèn luyện nhịp thở phù hợp. Ví dụ như thở 2 hay 4 thì thời gian bao nhiêu trong một nhịp và bao nhiêu nhịp trong 1 phút,...

ngồi thiền trị bệnh

Ngồi thiền đúng cách giúp tăng hiệu quả

  • Bước 4: Lặp lại một câu nói

- Để nâng cao sự tập trung cao độ thì trong quá trình ngồi thiền, bạn cần lặp đi lặp lại một câu thần chú cho đến khi tâm trí của bạn đã rơi và trạng thái tĩnh lặng.

- Khi bạn đã nhập thiền thành công thì không cần phải lặp lại câu thần chú nữa.

  • Bước 5: Luyện tập để cơ thể thả lỏng

- Việc luyện tập này sẽ giúp cơ thể bạn rơi vào trạng thái thải lỏng, thư giãn toàn thân. Băng cách bạn hay nhắm mắt lại rồi tập trung vào một điểm nào đó trên cơ thể và hãy thả lỏng nó.

- Thông thường người ngồi thiền sẽ chọn ngón chân và thư giãn nó để giải tỏa mọi căng thẳng. Sau đó di chuyển lên các vị trí xung quanh. 

Lời khuyên: Bạn nên ngồi ít nhất 20 - 30 phút mỗi ngày. Còn nếu với những bạn bắt đầu ngồi, thì nên thiền ít nhất 5 phút mỗi ngày. Nên duy trì đều đặn hằng ngày để có hiệu quả tốt. 

V. Một số thắc mắc khi ngồi thiền cho người mới bắt đầu

Có 1001 câu hỏi như: ngồi thiền 15 phút hay 30 phút? Ngồi thiền có dễ ngủ không? có chữa được bệnh không? Ngồi thiền bao lâu thì tốt?,... Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp qua phần dưới đây:

1. Ngồi thiền bao nhiêu phút mỗi ngày?

Khi mới đầu, bạn có thể thiền trong 5-10 phút vào mỗi buổi sáng. Sau khi quen, nên tăng thêm 2 phút mỗi lần và khi đã quen thì tăng dần theo thời gian miễn là bạn cảm thấy thoải mái nhất. 

Bạn nên kiên nhẫn tập luyện một thời gian dài để hình thành thói quen bình tĩnh khi xử lý mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống và kiểm soát tốt được cảm xúc của bản thân. 

2. Ngồi thiền lúc nào là tốt nhất?

  • Thiền vào buổi sáng: Đây là thời điểm lý tưởng cho việc thiền định giúp tâm trí yên tĩnh, sảng khoái và tất nhiên nó cũng sẽ tạo hiệu quả tích cực hơn.
  • Sau giờ làm việc: Tuy nhiên, cũng có nhiều người thích thiền sau khi đi làm về nhằm mục đích xả căng thẳng, mệt mỏi và giúp tinh thần khỏe khoắn nhiều năng lượng hơn.
  • Trong giờ ăn trưa: Có người lại thích thiền vào giờ trưa để nghỉ ngơi sau giờ làm việc căng thẳng.
  • Trước khi đi ngủ: Giúp bạn thư giãn và có giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Lời khuyên: Bạn hãy thực hiện ngồi thiền bất cứ khi nào bạn cảm thấy tinh thần mệt mỏi và bất an. 

3. Ngồi thiền có chữa bách bệnh không?

Thiền không phải là liều thuốc tiên chữa bách bệnh nhưng đây là phương pháp đã được chứng minh giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả dù là thân bệnh hay tâm bệnh. Thiền giúp con người luôn hướng đến những việc làm tốt đẹp và biết quý trọng sinh mạng. Tuy nhiên, bạn cũng không thể phụ thuộc hoàn toàn vào việc thiền mà cần có lối sống sinh hoạt lành mạnh, ăn uống ngủ nghỉ và làm việc khoa học, đặc biệt là luôn suy nghĩ tích cực để tinh thần luôn sảng khoái, thư thái, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. 

Bài viết đã giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản nhất như thiền là gì, các phương pháp thiền và hướng dẫn ngồi thiền cơ bản cũng như giải đáp các câu hỏi thắc mắc liên quan đến thiền. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp ích phần nào cho những người có sở thích và đam mê với phương pháp thiền.

Truyền hình An Viên cảm ơn bạn đã theo dõi các thông tin chúng tôi cung cấp. Ngoài việc Thiền ra thì bạn cũng có thể học và tập theo các bài tập Yoga giúp khơi thông tĩnh mạch, cơ thể khoẻ mạnh, không lo bệnh tật. Có rất nhiều các bài tập Yoga dạy cách hít thở đúng cách  hay các bài tập giảm mỡ bụng hay các bài tập trị liệu giúp chúng ta có sức khoẻ thật tốt, tinh thần sảng khoái, vui tươi,... 

Do vậy, dù bạn lựa chọn cách Thiền hay tập Yoga thì tất cả chúng ta đều có thể nhận được những tác dụng tốt của việc tập luyện. Hãy bắt đầu thôi!

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"