Sinh lão bệnh tử là gì? Ý nghĩa của quy luật sinh lão bệnh tử

Cuộc đời của mỗi con người và vạn vật đều có thể được gói gọn trong 4 chữ Sinh - Lão - Bệnh -Tử. Những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở dưới đây sẽ giúp quý vị hiểu rõ sinh lão bệnh tử là gì, có nguồn gốc từ đâu, ý nghĩa, cách tính cũng như ứng dụng của quy luật này trong đời sống.

1. Sinh lão bệnh tử là gì?

Sinh lão bệnh tử là thuật ngữ được bắt nguồn từ Phật giáo hay sinh bệnh lão tử là quy luật tất yếu của cuộc đời mỗi người và vạn vật. Dù là trai hay gái, giàu hay nghèo, đa phần đều trải qua 4 giai đoạn này. Cũng có một số trường hợp đặc biệt, không trải qua lão - bệnh đã tử nhưng chắc chắn đều phải trải qua sinh và tử.

Sinh lão bệnh tử

Không phải ai cũng hiểu rõ về 4 chữ sinh lão bệnh tử

Sinh lão bệnh tử là gì? Giải nghĩa cụ thể, ta có thể hiểu như sau:

  • Sinh: Có nghĩa là bắt đầu, khởi đầu của một sự sống mới như con người được sinh ra, hiện diện trên cuộc đời này, vạn vật có khởi đầu theo cách thức riêng của vạn vật.
  • Lão: Sau khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành, cơ thể của con người sẽ già nua, lão hóa, sức khỏe suy yếu - ấy chính là giai đoạn của “lão”. Vạn vật khởi đầu, phát triển rồi cũng đến lúc suy giảm. 
  • Bệnh: Khái niệm chỉ những vấn đề về sức khỏe (bao gồm cả thể chất lẫn tinh thần) mà mỗi người (kể cả vạn vật) sẽ phải trải qua. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, với bất kỳ ai tuy nhiên trong “sinh - lão - bệnh - tử” thì từ bệnh ẩn ý cho bệnh tật lúc tuổi đã xế chiều. Nhiều người không thể vượt qua bệnh và sẽ “tử”.
  • Tử: Có nghĩa là chết, là kết thúc không có khả năng phục hồi, là chấm dứt sự sống. Đây là điểm cuối cùng của quy luật sinh lão bệnh tử.

Dù chúng ta có muốn hay không thì tử chắc chắn sẽ xảy đến - đó chính là quy luật của tự nhiên, không ai có thể tránh khỏi.

2. Nguồn gốc của quy luật sinh lão bệnh tử

Sinh lão bệnh tử là quy luật có nguồn gốc bắt đầu từ Phật giáo, được nhà Phật giải thích rất cặn kẽ trong Tứ Thánh đế (còn gọi là Tứ diệu đế) - Bốn chân lý cao cả cũng là gốc của giáo lý Phật giáo.

Sinh lão bệnh tử là gì

Sinh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên của vũ trụ, không ai có thể tránh khỏi 

Quy luật sinh lão bệnh tử nằm trong quy luật khổ đế của đạo Phật. Theo đó, mọi dạng tồn tại đều mang trong mình tính chất khổ não, không được trọn vẹn, điều đó đúng với mỗi người và vạn vật trong vũ trụ. Sinh - Lão - Bệnh - Tử không thể tránh khỏi là khổ, không đạt được điều mình mong cầu cũng là khổ, không thể ở cạnh điều hay người mình thích cũng là sự khổ. Sâu xa hơn nữa, ngũ uẩn của ta cũng là khổ.
Sau Khổ đế là Tập đế (Tìm ra chân lý về sự phát sinh của khổ), Diệt đế (Chân lý về diệt khổ) và Đạo đế (Chân lý về con đường để diệt khổ). Về nội dung này, chúng tôi sẽ chia sẻ sâu sắc hơn với quý vị ở một bài viết Tứ Diệu Đế, mời bạn đón đọc. 

3. Ý nghĩa của sinh lão bệnh tử

Không phải ngẫu nhiên mà Tứ thánh đế được xem là gốc cơ bản của đạo Phật, trong đó sinh lão bệnh tử nằm trong khổ đế. Điều này cho thấy, quy luật sinh lão bệnh tử có ý nghĩa rất quan trọng.

Quy luật sinh lão bệnh tử cho chúng ta nhìn rõ rằng, đời người hay vạn vật đều có những giai đoạn nhất định phải trải qua, đó là điều không thể tránh được. Ở mỗi giai đoạn sẽ có niềm vui, nỗi khổ, hạnh phúc, bất hạnh khác nhau. Tựu chung lại, có sinh thì có tử, hiểu được điều đó mới có thể giữ được cái tâm an yên, sẵn sàng đón nhận mọi thứ, không phiền muộn, khổ não vì những điều bản thân không thể thay đổi.

sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tự

Đời người ai cũng trải qua sinh - lão - bệnh - tử trừ một số trường hợp đặc biệt

Xin được nhấn mạnh rằng, quan niệm này không hướng chúng ta tới sự tiêu cực như bệnh tật gây khổ đau hay “tử” là mất mát, bất hạnh mà cho chúng ta thấy, ai rồi cũng sẽ trải qua những điều đó, cái chúng ta cần làm là sống thật tốt ở những giai đoạn của cuộc đời, không né tránh, không sợ hãi, không tự làm mình “khổ”. 

Phật dạy “Cuộc đời là vô thường” - Mỗi chúng ta hãy biết trân trọng hiện tại, sống thật tốt trong những giây phút của cuộc đời để khi “tử” không hối tiếc, không cảm thấy bản thân đã sống một cuộc đời không có ý nghĩa. 

4. Cách tính và ứng dụng của quy luật sinh lão bệnh tử vào đời sống

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về cách tính sinh lão bệnh tử và ứng dụng của quy luật này trong đời sống hiện đại, mời quý vị theo dõi.

4.1 Cách tính sinh lão bệnh tử

Người Á Đông nói chung, người Việt nói riêng đã nghiên cứu và phát hiện ra những cách tính sinh lão bệnh tử khác nhau, trong đó công thức sau đây được áp dụng rộng rãi hơn cả, bạn có thể tính như sau:

quy luật sinh lão bệnh tử

Ứng dụng của cách tính sinh lão bệnh tử trong đời sống

Cung sinh sẽ chia hết cho 4 và dư 1 - Cung lão chia hết cho 4 và dư 2 - Cung bệnh sẽ chia hết cho 4 và có số dư là 3 - Cuối cùng là cung tử sẽ chia hết cho 4 và không có số dư. 

4.2 Ứng dụng của cách tính sinh lão bệnh tử trong đời sống

Những năm gần đây, người Việt thường rất coi trọng phong thủy, lúc này quy luật sinh lão bệnh tử được thể hiện rõ qua 4 ứng dụng trong đời sống, cụ thể là:

  • Tính số bậc cầu thang khi xây nhà

Theo phong thủy, số bậc cầu thang khi rơi vào cung “Sinh” sẽ mang lại điều may mắn, tốt lành cho gia chủ. Theo đó, số bậc cầu thang được tính theo quy luật chia hết cho 4 và dư 1 ví dụ như 15, 19…

Thêm vào đó, cầu thang không nên thiết kế theo dạng xoắn cột, không hướng thẳng ra cửa chính cũng không đối diện với nhà tắm hoặc phòng ngủ sẽ là tốt. 

  • Bày mâm ngũ quả ngày Tết

“Ngũ quả” có nghĩa là 5 loại - tức chia hết cho 4, dư 1 thuộc cung “Sinh”, có nghĩa là sinh sôi, nảy nở, phát triển. Người Việt thường bày 5 loại quả hoặc chọn số lẻ ví dụ 5 quả cam, 9 bông hoa… khi thắp hương hay chọn chuối lẻ quả, chọn quả Phật thủ có số tay lẻ…

sinh bệnh lão tử hay sinh lão bệnh tử

Người Việt chú trọng bày mâm ngũ quả, chọn chuối lẻ quả… 

  • Ứng dụng trong chọn tầng chung cư

Tương tự như trên, người Việt cũng rất quan tâm trong việc chọn tầng chung cư theo quy luật sinh lão bệnh tử ở trên. Người ta thường chọn các tầng rơi vào cung sinh (tuy nhiên, một số người cho rằng tầng 13 là không đẹp) để ở có lộc, mọi việc thuận lợi.

  • Ứng dụng trong chọn vòng tay phong thủy

Ứng dụng quy luật Sinh – lão -bệnh – tử, khi chọn vòng tay phong thủy hoặc vòng tay trang sức có hạt thì nên chọn vòng có số lượng hạt nên chia hết cho 4, dư 1- có nghĩa là rơi vào cung “Sinh” với hàm ý may mắn, cát lợi. 

Nếu là người trung niên hoặc đã có tuổi thì có thể mua vòng có số lượng hạt thuộc cung “Lão” tức là số hạt của vòng chia hết cho 4 và dư 2. Tuy vậy, số hạt rơi vào cung Sinh vẫn được xem là đẹp nhất.

Hy vọng những chia sẻ ở trên đây của chúng tôi đã giúp quý vị hiểu rõ về ý nghĩa, nguồn gốc và ứng dụng của quy luật sinh lão bệnh tử. Xin một lần nữa nhấn mạnh rằng, con người hay vạn vật đều sẽ trải qua 4 giai đoạn Sinh - Lão - Bệnh - Tử, hãy giữ cho mình một cái Tâm an nhiên, sẵn sàng đón nhận mọi việc như lẽ hiển nhiên mặt khác đừng lãng phí bất kỳ giây phút nào của cuộc đời, hãy trân quý hiện tại, hãy sống thật tốt ngay bây giờ để luôn được vui vẻ, hạnh phúc.