Chánh Niệm Là Gì? Cách Áp Dụng Chánh Niệm Vào Đời Sống

Chánh niệm là gì? Đối với giới thiền tu, Chánh niệm là khái niệm quan trọng, căn nguyên cốt lõi để tu tập. Vậy trước khi bước vào hành thiền, bạn đã hiểu đúng hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng Truyền hình An Viên tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

1. Chánh niệm là gì?

Chánh niệm (tiếng Trung: 正念, tiếng Phạn: samyak-smṛti, tiếng Pali: sammā-sati) là một trong tám phần quan trọng của Bát chánh đạo, là sự tỉnh giác, biết rõ các pháp một cách vẹn toàn, không quên niệm.

chánh niệm nghĩa là gì

Chánh niệm là gì?

Chánh niệm là sự biết rõ thông tuệ được những gì đang xảy ra, đang có mặt. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, chính niệm là trái tim của thiền tập là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu của một thiền giả, là cốt tủy trong đạo Phật. Cho dù bạn theo bất cứ một pháp môn nào đó, điều tiên quyết là phải thực tập cho mình có chính niệm.

Vào khoảng năm 1945, Phật giáo Nguyên Thủy được thành lập ở Việt Nam, khi đó pháp chánh niệm mới được biết đến. Phật tử ở Việt Nam hiểu theo công thức đơn giản của các chư vị thầy tổ Đại Thừa như sau: quán thọ là khổ, quán tâm là vô thường, quán thân bất định, quán pháp vô ngã.

Ngôn từ chuyên môn trong Kinh cần phải suy xét tìm hiểu tỉ mỉ, cẩn thận, đúng đắn. Ví như thế mới có được cái hiểu đúng đắn và tu tập đúng đắn.

Xem thêm: Bát chánh đạo là gì? Gồm những gì? 8 Chính đạo bạn nên biết

2. Từ chánh niệm đến giác ngộ

“Từ chánh niệm đến giác ngộ” là một quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện lối sống của bản thân. Tuy nhiên để hành chính niệm, nền tảng của phương pháp này chính là Tứ niệm xứ. Tứ niệm xứ bao gồm: Quán thân trên thân; quán thọ trên các thọ; quán tâm trên tâm và quán pháp trên các pháp. 

Chính niệm như một phép màu, mang đến cho mỗi người sự hạnh phúc chân thật trong cuộc sống. Không chỉ những thiền sư mới có thể hành thiền, mà ai ai cũng có thể, từ những người công nhân hay bác sĩ hay thợ may tất cả sẽ được khơi lên phép lạ khi được thắp sáng bởi chính niệm. 

3. Tìm hiểu về lối sống chánh niệm 

Chúng ta thường hướng đến lối sống tỉnh thức, giác ngộ được những đạo lý trên đời, để bản thân an nhiên, thanh tịnh và hạnh phúc. Chúng ta thường được khuyên hãy tu tập và sống theo lối sống chánh niệm, vậy lối sống này thực hiện như thế nào và mang lại những lợi ích thực tế ra sao, hãy cùng Truyền hình An Viên tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này nhé.

chánh niệm là gì

Thực hành lối sống chánh niệm đem đến cho chúng ta hạnh phúc và sự an yên

3.1. Nuôi dưỡng chánh niệm trong từng phút giây

Nếp sống ý thức thông qua việc hành trình giới trên 3 trụ cột: Khẩu, Thân, Ý được các Đức Phật và người tu hành thực hiện, có nghĩa: “chúng ta có mặt ở đời này bởi do nghiệp lực, trong đó có cả bất thiện và nghiệp thiện, luôn kiểm soát và rèn luyện ý thức của mình thông qua trì giới và thực tập đời sống chánh niệm. Luôn ý thức bản thân đang nói gì, nghĩ gì và tạo tác nên điều gì? Hàng ngày bản thân luôn thực tập quan sát và kiểm soát những ý niệm không tốt trong tâm không khởi phát. “

Trong từng phút giây chúng ta phải nuôi dưỡng chính niệm, tin tưởng và lối sống niềm tin của bản thân. “Tâm tịnh tức tịnh độ tịnh”, đây chính là  nguồn năng lượng vô biên mà một người có đời sống chính niệm mang lại.

Xem thêm: Tứ diệu đế là gì? Gồm những gì? Ý nghĩa tứ diệu đế Phật Giáo

3.2. Hai phong cách thiền chánh niệm 

Thiền chính niệm bằng cách giáo dục, tu tịnh định hướng cho những mầm non từ nhỏ. Trẻ em tựa như tờ giấy trắng và khi giáo dục, trao cho trẻ những kỹ năng sống tích cực, phương pháp rèn luyện Tâm để có được nếp sống có ý thức là điều tối quan trọng để xây dựng được văn minh loài người có những phẩm chất tốt đẹp.

Trong mỗi gia đình, mỗi cá nhân cần được sắp xếp nếp sống cân bằng giữa tâm linh và vật chất từ đó các thành viên được vun vén bởi những yếu tố thiện lành, cần thấu rõ con người là trung tâm của vũ trụ chứ con người không phải là những robot cô đơn được điều khiển bởi tham vọng trong xã hội. Hãy tin vào một tương lai tốt đẹp, thế hệ trẻ sẽ xây dựng từ phẩm chất tuyệt vời nhất của loài người.

chánh niệm tỉnh giác là gì

Hiểu thiền và hành thiền 

Thiền chánh niệm theo “nghiệp lực”. Trong đạo Phật chúng ta thường nhắc đến khái niệm về “Nghiệp lực” và được hiểu rằng: nghiệp là thói quen, lực là sức mạnh, có nghĩa là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên có sức mạnh lôi cuốn. 

Khi ta thực hành đời sống tỉnh thức và chính niệm ta đang dùng chính ngọn đuốc trí tuệ để soi sáng nền vô minh tăm tối, góc khuất của phần con. Nghĩa là khi thực tập thường xuyên đời sống chánh niệm trở thành một thói quen in sâu vào trong tiềm thức của bản thân, từ đó hình thành nên nền tảng vững chắc cho tâm tính và nhân cách của chúng ta.

3.3. Nghi thức ăn uống trong chánh niệm

Ăn uống dựa trên nguồn gốc và ý thức từ quan niệm của Phật giáo. Chánh niệm là một hình thức thiền định giúp đối phó với cảm xúc và các giác quan của bản thân. Nó được ứng dụng vào nhiều tình huống, trong đó rất hiệu quả điều trị chứng rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu, trầm cảm và các thói quen khác liên quan đến ăn uống.

Về cơ bản, hiểu về ăn uống có nghĩa là:

  • Tập trung ăn chậm và không bị phân tâm
  • Biết lắng nghe các dấu hiệu đói và ăn đến khi thấy no
  • Phân biệt được rõ giữa cảm giác thèm ăn bị thu hút bởi các yếu tố ngoại cảnh và cảm giác đói thực sự
  • Kích thích giác quan chú ý đến việc ăn uống bằng mùi hương, màu sắc, kết cấu, âm thanh, hương vị…
  • Làm quen dần với cảm giác lo lắng khi đối diện với đồ ăn
  • Duy trì ăn uống để nâng cao sức khỏe tổng thể và hạnh phúc

Những điều trên sẽ giúp bản thân loại bỏ được những suy nghĩ và phản ứng tiêu cực, có ý thức hơn trong việc ăn uống lành mạnh, trải nghiệm và tận hưởng cảm giác hạnh phúc.

Hiểu đúng về chánh niệm và có thể thực hành lối sống chính là điều vô cùng tuyệt vời. Sau những chia sẻ của Truyền hình An Viên, hy vọng giúp bạn có thể lĩnh ngộ và áp dụng thực tế vào chính đời sống của bản thân.

Để cập nhật những kiến thức của Phật giáo nhanh nhất, theo dõi ngay Truyền hình An Viên trên các nền tảng Fanpage, Website, Youtube.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"