Ái dục là gì? Nguồn gốc của khổ đau? Cách diệt trừ ái dục

Phàm người đời ai cũng có dục, trong đó ái dục là gốc rễ của mọi phiền não, khổ đau. Nếu không thể đoạn trừ ái dục, chúng sinh không thoát khỏi sinh tử luân hồi và bất hạnh. Vậy ái dục là gì, chúng ta có thể khắc chế, buông bỏ ái dục hay không? Để trả lời câu hỏi này, mời quý vị khám phá phần nội dung sau đây.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

1. Ái dục là gì?

Theo Việt Nam tự điển, “Dục là muốn, lòng tham muốn của riêng mình”, “Ái là yêu thương, yêu mến, yêu thích”. Ái dục là lòng yêu thích, mong muốn có được một điều gì đó hay một người nào đó.

Theo Phật giáo, Ái là thuật ngữ dùng để chỉ sự khao khát mãnh liệt, sự thèm muốn hoặc thèm khát cực độ bên cạnh đó là sự tham lam của một người về vật chất hoặc tinh thần, có những trường hợp là cả vật chất và tinh thần.

Cần nhấn mạnh rằng, Ái là yêu thích, luyến ái, bám víu vào điều mình thích, cũng có thể tồn tại ở 2 trạng thái khác nhau là ái dục (dục ái - Tanha) hay Dục ước (Chanda) trong đó Chanda dùng để chỉ những mong muốn, thèm khát, yêu thích nhưng không vượt quá cái sẽ đạt được còn Tanha hay Ái dục là khái niệm để chỉ những khao khát, thèm muốn hơn cả những cái có thể đạt được. Nói đơn giản hơn, Ái dục là cái mang tính tiêu cực và mang tính con đường còn Chanda là cái có tính tích cực, không mang tính con đường. 

ái dục là gì

Ái dục là gốc rễ của khổ não, phiền muộn 

Như vậy, Ái dục bao hàm một ý niệm vị kỷ, sự yêu thích, ham muốn, tham lam, khát khao cho chính bản thân mình, sự luyến ái, bám víu nhằm giữ cho cái “Ta”. Ái dục phản ánh cho một trạng thái tham ái có tính cực đoan và có hại.

Theo Vi diệu Pháp, có 3 loại Ái dục:

  • Ái dục duyên theo ngũ dục trần (Kama tanha) hay còn được gọi là ngũ uẩn vô thường bao gồm tiền tài - sắc đẹp - danh vọng - ăn uống - ngủ nghỉ
  • Ái dục duyên theo những khoái lạc vật chất mà những dục ái này có liên quan đến chủ trương thường kiến (Bhava tanha). Có nghĩa là chúng sinh trong lúc thọ hưởng dục lạc có suy  nghĩ rằng vạn vật trên đời có thể trường tồn vĩnh cửu theo đó dục lạc sẽ tồn tại vĩnh cửu.
  • Ái dục duyên theo những khoái lạc vật chất mà những ái dục này có liên quan đến chủ trương đoạn kiến (Vibhava tanha). Đây là quan niệm cho rằng, trong lúc thọ hưởng chúng sinh nghĩ rằng tất cả đều mất đi, tiêu diệt sau khi chết hay chết là hết. 

2. Ái dục là gốc rễ của mọi sự khổ đau, tại sao lại như vậy?

Theo Phật pháp, ái là nguồn gốc quan trọng nhất (gốc rễ) của mọi khổ đau bởi:

Tham ái và sự phẫn nộ tỉ lệ thuận với nhau, càng tham ái bao nhiêu thì càng phẫn nộ bấy nhiêu bởi thế giới vạn vật luôn luôn đổi thay và có tính công bằng, không thiên vị một cá thể nào do đó cũng không thỏa mãn cho riêng một ai. Như vậy, ái dục càng lớn, sự khổ càng nhiều, phiền não càng tăng.

ái dục

Ham mê, luyến ai là căn nguyên khởi phát tâm ác cưỡng đoạt 

Ái dục sinh ra phẫn nộ, phẫn nộ lại là căn nguyên của hiềm hận từ đó biến chúng sinh thành cố chấp, tật đố và tham lam rồi lại ngoan cố, chấp trước thế tục, tâm tính thay đổi theo chiều hướng xấu. Ấy cũng chính là gốc rễ của những nỗi khổ mà chúng sinh phải gánh chịu.

Ái dục cũng chính là căn nguyên của những bất đồng, xung đột, cãi vã giữa người với người hoặc giữa một người với một tổ chức, cộng đồng nào đó. Từ những mâu thuẫn lại nảy sinh khổ đau, bất hạnh, phiền muộn. 

Xem thêm: https://bchannel.vn/ai-duc-la-gi/

Con người một khi có lòng ái dục thì đau khổ cứ triền miên, vô tận, sinh tử luân hồi cũng từ đó mà vô cùng, không tìm ra được sự “giải thoát”, luân hồi không được vào cõi hạnh phúc, hưởng lạc. Phàm chúng ta, ai sinh ra cũng vì ái, sống cùng ái và chết đi cũng trong ái, không những ở đời này, kiếp này mà còn nhiều đời khác, kiếp khác.

ái dục luân hồi

Ái dục cũng chính là căn nguyên của những bất đồng, xung đột, cãi vã

Ái dục luôn hiện hữu trong tâm thức của mỗi người, biến chuyển liên tục, muôn hình vạn trạng mặt khác còn không thể nắm bắt, chập chờn khó thấy cũng tương tự như người mù cầm đuốc.

Là nguồn gốc của phiền não, khổ đau, ái dục ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân sinh. Bởi ái dục nên sinh ra tham lam, từ lòng tham lại sinh ra sân hận, si mê bất chấp. Nhân quả báo ứng cũng từ đó trùng trùng điệp điệp, nhân xấu thì quả không thể thơm ngọt, ác nhân thì ắt gặt ác nghiệp, khổ đau vẫn mãi là khổ đau, bất hạnh không bao giờ kết thúc.

TÌM HIỂU THÊM: Nghiệp Là Gì? Có Mấy Loại? Cách Hóa Giải Nghiệp Chướng

Nhân sinh vốn là một vòng tuần hoàn liên tục, tồn tại và duy trì bởi các quy luật tự nhiên và công bình của vũ trụ do đó các ham muốn thái quá cho riêng mình đã phá vỡ các quy tắc đó, kéo theo những ảnh hưởng xấu cho xã hội.

ái dục là nguồn gốc của khổ đau
Có lòng ái dục không thể thoát khỏi sinh tử luân hồi

3. Đoạn trừ ái dục bằng cách nào?

Để chấm dứt sự khổ, phiền não, chúng ta cần đoạn trừ ái dục. Việc này có dễ không? Câu trả lời là KHÔNG bởi mỗi người ngay từ khi sinh ra đã có lòng “ái” tồn tại ngay trong tâm thức. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc chế, đoạn trừ dần ái dục bằng các cách dưới đây:

Một là, hạn chế tối đa những quan sát, dòm ngó, quan tâm đến nữ sắc bởi đây chính là nguyên nhân dẫn tâm tới đam mê nữ dục, từ đó sinh ra lòng ác, ý nghĩ sai trái, dùng mọi cách, mọi thủ đoạn để chiếm lấy, đoạt được.

Phật pháp chỉ dạy rằng, cần đặt nữ nhân trong cái nhìn bất tịnh quán. Không phân biệt nam - nữ để không sinh lòng luyến ái nữ sắc, đặc biệt phải có cái nhìn độ thoát, tránh những ái nhiễm.

nghiệp ái dục là gì

Đặt nữ sắc vào cái nhìn bất tịnh quán để diệt trừ sự luyến ái 

Hai là, không ngừng học tập và tu tập. Việc này có ý nghĩa quan trọng bậc nhất để giúp chúng ta có thể đoạn trừ ái dục. Bởi có học tập, trau dồi thì trí óc mới thông tuệ, có hiểu biết thì thế giới quan rộng lớn hơn rồi mới có khả năng nhận biết bản chất sự vật, sự việc, con người, khắc chế ham muốn mang tính cá nhân của chính mình. 

Tu tâm dưỡng tính là việc tất yếu phải làm để khắc chế tâm ái dục. Mỗi ngày, chúng ta hãy dành một khoảng thời gian để quán chiếu, xem xét lại chính mình, điểm lại những ái dục nảy sinh để quán triệt tâm mình, không ham muốn quá độ, không luyến ái, cố chấp thì không còn khổ đau, phiền não. 

Ba là, buông bỏ và chuyển hóa ái dục từ ý niệm tức là ngay khi nảy sinh ái dục mỗi chúng ta cần cố gắng điều phục ngũ dục, làm chủ lục căn để tránh trở thành nạn nhân của Tam độc. Muốn làm được điều này, mỗi người cần phải có tri thức, trí tuệ, chúng ta lại quay lại điều thứ 2 đã đề cập ở trên.

ái dục là đau khổ

Để chấm dứt sự khổ, phiền não, chúng ta cần đoạn trừ ái dục

Bốn là, phàm ở kiếp nhân sinh, có nhân ắt có quả. Hiểu rõ luật nhân quả, sinh tử luân hồi cũng chính là cách để diệt trừ tâm ái dục. Hiểu về cái khổ, con đường diệt khổ ắt chúng ta mới có thể tìm ra cách để làm chủ lục căn, tránh xa ngũ dục. 

Soi chiếu vào đời sống của mình, bên cạnh việc không ngừng học hỏi, mở mang tri thức cần tu tâm, dưỡng tính, tìm hiểu và đọc sách về Phật pháp để có cái nhìn sâu sắc về nhân tình thế thái, sướng khổ ở đời từ đó sống tốt hơn. 

Không có lòng ái dục, đoạn trừ Tam độc, giữ vững lục căn không hề dễ dàng nhưng nếu mỗi người đều quyết tâm, quyết liệt với chính bản thân mình thì chúng ta có thể dần dần loại bỏ tà niệm, ham muốn thái quá để cuộc sống luôn được tốt đẹp không còn phiền não, khổ đau, bất hạnh, nhận về phước báu, quả báo thiện lành. 

XEM THÊM: Tham Sân Si là gì? Cách buông bỏ tham - sân - si theo Đạo Phật

Để cập nhật những thông tin Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Bchannel trên các nền tảng

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"