Sám Hối Và Ý Nghĩa Của Việc Sám Hối Đối Với Mỗi Người

Đã là một chúng sinh tồn tại trên cõi đời này thì không thể nào tránh được việc phát sinh những lỗi lầm. Nếu như ở một số tôn giáo áp dụng nghi thức rửa tội thì trong Phật giáo có một hành động gọi là sám hối, dùng để phản tỉnh chính bản thân mình.

1. Sám hối là gì?

Sám hối (tiếng Phạn: Samma), ‘sám’ là ăn năn lỗi lầm trước đây, còn ‘hối’ là chừa, không phạm lỗi sau này. Có thể hiểu sám hối là hành động nhận thức được những sai lầm của mình trong quá khứ, từ đó cảm thấy hối hận và nguyện sau này sẽ không còn tái phạm lỗi lầm này nữa.

sám hối là gì

Sám hối là một cách phản tỉnh bản thân trước những lỗi lầm trong quá khứ, và nguyện sẽ không tái phạm nữa

Như vậy, người có tâm sám hối là người biết cảm thấy ăn năn hổ thẹn với những lỗi lầm mà mình đã tạo ra và quan trọng hơn là sẽ đảm bảo không tái phạm các lỗi lầm ấy nữa. Đây là yếu tố tất yếu trong quá trình sám hối, vì biết mình sai, biết ăn năn, những lỗi lầm cứ lặp đi lặp lại thì việc sám hối không còn ý nghĩa gì cả.

2. Tại sao chúng ta cần phải sám hối?

Sống ở đời, không một ai có thể tự đưa tay lên vỗ ngực đảm bảo rằng ta chưa bao giờ làm phải điều gì sai trái, mà nếu quả thật chưa làm gì thì hành động khẳng định mình không sai đã là một cái sai vì ngạo mạn. Chính vì vậy, có sai, thì phải biết, mà đã biết là phải sửa.

Trải qua bao nhiêu kiếp trong luân hồi, những cái sai của chúng ta cứ tiếp nối từ đời này sang đời khác thành một chuỗi dài vô tận nếu như ta không biết sám hối.Trong mỗi kiếp sống ta lại phạm phải những cái sai trong 10 điều ác (Ba điều về thân: sát sinh, trộm cướp, tà dâm; Bốn điều về khẩu: nói dối, đặt điều thêu dệt, nói ác, nói hai lưỡi; ba điều về ý : tham lam, sân hận, si mê). Những điều này hóa thành nghiệp của chúng ta, nghiệp lực tích tụ khiến chúng sinh phải gánh quả báo, thậm chí bị đọa vào các cõi dữ.

ăn năn sám hối là gì

Sám hối chính là cách giúp chúng ta loại bỏ bớt nghiệp của bản thân trong quá khứ

Đức Phật đã dạy rằng con người có lòng tham, sân, si che khuất tất cả, khiến nảy sinh ra những dục vọng xấu gây nên tội lỗi. Muốn xóa bỏ tội lỗi thì chỉ có cách nhìn nhận lại lỗi lầm của bản thân, từ đó không tái phạm lỗi lầm nữa. Không tái diễn, ấy chính là cốt lõi của sám hối. Là một con người không thoát khỏi những lỗi sai, nên sớm ăn năn sám hối để giải bớt nghiệp do bản thân tạo thành.

3. Các Pháp sám hối

Về việc sám hối, Đức Phật đã dạy : “Tội lỗi của con người ở trên đời là do tâm mà ra, chính vì vậy việc sám hối cũng cần xuất phát từ tâm. Kẻ gieo giống xấu thì phải nhận lấy trái dở, người gieo giống quý sẽ được hưởng trái ngon lành. Những điều này là tất yếu, không một ai có quyền thưởng phạt thay đổi hoặc làm khác đi cả”. Chính bởi nguyên do này, mỗi khi muốn sám hối, hãy chắc chắn rằng bản chất việc Sám hối mà chúng ta làm là xuất phát từ chính trong tâm niệm của chúng ta chứ không phải là do tác động của một yếu tố ngoại cảnh nào đó.

lễ sám hối là gì

Tội lỗi của con người ở trên đời là do tâm mà ra, chính vì vậy việc sám hối cũng cần xuất phát từ tâm

Nếu như ở các tôn giáo khác, việc sửa chữa hay giải bớt lỗi lầm được thực hiện với những nghi thức như rửa tội thì trong Phật Giáo lại không tin rằng có bất cứ một thế lực nào bên ngoài có thể rửa sạch tội lỗi cho mỗi bản thể, mà thay vào đó có hình thức sám hối như một cách tự vấn lại những lỗi lầm đã trải qua, tự phản tỉnh chính mình và giải tỏa tội lỗi của bản thân.

Theo phương pháp của Phật Giáo, Sám hối có hai con đường chính

Sám hối về Sự

Sám hối về sự là phương pháp sám hối dùng các sự việc làm để thể hiện ra cái tâm thành của mình, trong đó có ba phương pháp

Lập giới đàn sám hối

Đây là hành động để thỉnh Thánh Tăng ( thanh tịnh tăng/ người có chân tu) chứng minh cho hành động sám hối của mình. Thánh Tăng là những vị cao tăng đã khai ngộ và có đức hạnh cao quý, chính vì vậy ngày nay việc tìm ra được một vị thánh tăng chứng cho hành động sám hối của mình là vô cùng khó khăn. Nếu có thể may mắn được một vị Thánh Tăng hữu duyên chứng cho thì nên thành thật bày tỏ lỗi lầm của mình một cách thành khẩn, tâm thành ăn năn và nguyện sẽ không bao giờ tái phạm lỗi lầm nữa.

Thủ tướng sám hối

Trong trường hợp không tìm được Thánh Tăng chứng cho để lập giới đàn Sám hối thì có thể dùng đến phương pháp này. Ở phương pháp này, người Sám hối phải thành tâm lễ bái hình tượng Phật hay Bồ Tát, trình bày những tội lỗi đã phạm phải, nguyện ăn năn hối lỗi và không bao giờ tái phạm. Hành động này phải làm nhiều lần và liên tục đến khi nào thấy được hào quang, tưởng hảo của Phật hay Bồ Tát mới thôi.

kinh sám hối là gì

Với phương pháp Thủ tướng sám hối, người sám hối phải thực hiện thành tâm rất nhiều lần trước tượng Phật hay Bồ Tát

Hồng danh sám hối

Hay còn gọi là lễ niệm danh hiệu các vị Phật. Đây là nghi thức thường hay được áp dụng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam. Phương pháp này do Bất Động pháp sư đời nhà Tống của Trung Hoa biên soạn. Với phương pháp này, những người sám hối sẽ niệm lạy mười phương chư Phật, mười phương tôn Pháp, mười phương Hiền Thánh, và mười danh xưng của Phật. Sau đó sẽ niệm tới 53 danh hiệu của Phật trong Kinh Ngũ Thập Tam Phật (Từ Phổ Quang Phật đến Nhất Thiết Pháp Tràng Mãn Vương Phật), 35 danh hiệu trong kinh Quán Dược Vương (từ Thích Ca Mâu Ni Phật đến Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Sa La Thụ Vương Phật).

Sám hối về Lý

Đây là cách Sám hối bằng nghĩa lý, rất cao và khó thực hành, thường chỉ các bậc thượng căn mới có thể thực hành được. Sám hối về Lý có hai phương pháp:

Quán tâm vô sinh: Kinh Kim Cang nói tội lỗi từ tâm mà ra, cũng từ tâm mà diệt, nếu không sinh tâm thì cũng không có tội, thế mới là Sám hối.

Quán Pháp vô sinh: Là quan sát chân tướng của muôn vật. Thật tướng ấy không sinh cũng không diệt, không bị thời gian thay đổi, cũng không thêm bớt, xưa nay vẫn thế. Khi đã hiểu rõ được thật tướng thì tội lỗi chỉ là giả tướng, không thể gá vào đâu mà tồn tại được cả.

lạy sám hối là gì

Sám hối sẽ giúp bản thân trở nên trong sạch, tâm tưởng nhẹ nhàng, an vui

4. Ý nghĩa của việc sám hối

Tại sao Phật luôn dạy muốn giảm trừ nghiệp lực thì phải ăn năn sám hối? Điều này đã thể hiện rằng Sám hối có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần của mỗi con người, nó mang lại cho mỗi chúng sanh rất nhiều tác dụng, kể như:

  • Làm cho tâm tình con người trở nên trong sạch, thanh thản, tiêu diệt lỗi lầm ở hiện tại và ngay cả ở trong quá khứ hay tiền kiếp.
  • Phát triển được những đức tính, đức hạnh thành thật, một đức hạnh tốt của các bậc Thánh hiền.
  • Có thể chấm dứt được tội lỗi, sinh phúc, giúp cho chúng sinh tiến tới bến bờ an vui.

Dù là dùng bất kỳ phương pháp nào để sám hối và để đạt được những lợi ích gì từ việc sám hối thì chúng ta đều phải xuất phát từ sự thành tâm. Mỗi cá nhân phần tử nhỏ trong mạng lưới xã hội. Nếu mỗi cá nhân đều biết ăn năn sám hối, xóa bỏ những lỗi lầm sẽ khiến cho cả đời sống xã hội đều tốt lên, yên ổn, nhẹ nhàng và thanh thản hơn rất nhiều.

Để cập nhật những thông tin Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Truyền hình An Viên trên các nền tảng FacebookWebsiteYoutube.