Phật thành Đạo là ngày nào? Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo 

Ngày 8/12 Âm lịch hằng năm là một sự kiện lớn của Phật giáo, ngày mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Đánh dấu việc Ngài chính thức chuyển pháp luân bánh xe Chánh pháp, bắt đầu hành trình đem đạo vào đời, khai thông trí tuệ, dẫn dắt chúng sinh đi vào con đường giác ngộ, sống giải thoát và hạnh phúc. 

1. Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo 

Phật thành đạo chính là thời khắc Ngài chấm dứt trường chinh chống Ma vương phiền não, thoát khỏi trói buộc của khổ đau sanh tử luân hồi, từ một con người phàm phu lên thành bậc giác ngộ tối thượng, một bậc đạo sư của trời người.

ngày phật thành đạo

Ngày 8/12 Âm lịch đánh dấu ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo 

Nhắc lại hơn 2500 năm về trước, có một vị Thái tử tên Siddhattha tại Ấn Độ đã từ bỏ hoàng cung xa hoa lộng lẫy để đi tìm con đường giải thoát, chân lý của cuộc đời. Thái tử đã có nhiều năm thụ giáo với những đạo sư danh tiếng nhưng nhận ra đó chưa phải là giác ngộ tối thượng hay đôi khi chỉ là những đau khổ, mệt mỏi. Cho đến khi ngồi tư duy thiền định 49 ngày đêm dưới gốc cây Assatha thì các tri giác của Ngài mới siêu việt bừng sáng đi đến giác ngộ tối cao và trở thành Phật Thế Tôn. 

phật thành đạo

Phật thành đạo sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây Assatha

Hiện nay, theo Phật giáo Bắc truyền, ngày Thành đạo diễn ra vào mùng 8 tháng 12 âm lịch. Còn với Phật Giáo Nam truyền, sự kiện diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesak. Tuy nhiên, mặc định vẫn là ngày 8/12 và dần đã mang tính phổ biến trong hai truyền thống Phật Giáo.

XEM THÊM: Cõi Ta Bà Là Gì? Ở Đâu? Giáo Chủ Cõi Ta Bà Là Ai?

2. Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo 

Ngay trong quá trình bước tới thành đạo của Phật Thích Ca đã để lại ý nghĩa nhân sinh vô cùng quan trọng đó chính là “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Đức Phật đã trải qua quá trình nỗ lực, kiên trì, đánh đổi và cố gắng để thắng cả nội ma lẫn ngoại chướng. Qua đây ta biết được Đạo Phật là thực chứng chứ không phải là lý thuyết suông, thấy được sự thành đạo là quá trình tự thân, tự tu. Và ngay cả những người phàm phu hoàn toàn có thể trở thành Phật. 

Ý nghĩa to lớn nhất chính là việc đem lại chân lý cho nhân loại, khai sáng cho trí tuệ và đạo đức con người. Như một “liều thuốc tinh thần” có thể cứu chữa bách bệnh cho chúng sinh đang ngập trong đau khổ, mệt mỏi và tuyệt vọng. Dù nhìn vào xã hội thời Đức Phật hay bây giờ, thì ta vẫn thấy đây như là một môn khoa học nghiên cứu. Hoàn toàn có thể chứng thực ở mọi khía cạnh, áp dụng trong mọi lĩnh vực, mà điều cốt yếu nhất vẫn là luật nhân - quả. Giáo pháp của Phật là phương pháp để an lạc và chữa lành tâm lý; là hiểu về nhân quyền và bình đẳng giữa muôn vật; giáo pháp có giá trị viên miễn đối với tất cả mọi người. 

đức phật thành đạo

Ngày Phật thành đạo mang lại ý nghĩa to lớn cho nhân loại

Đức Phật không phải là thần thánh mang lại phép nhiệm màu, mà Ngài có nhiệm vụ chỉ ra những điều đó để con người có thể thoát khỏi vòng khổ ải nhân gian. Giữa những hoàn cảnh bế tắc, Đạo Phật chính là ánh mặt trời rạng rỡ, xua tan đi những mây đen bóng tối để ta nhìn thấy đường đi. 

Ngày Đức Phật thành đạo có ý nghĩa to lớn đối với nhân loại, đặc biệt với Phật tử. Vào 8/12 (Âm lịch) hàng năm tại các chùa, các cơ sở thờ tự hay tại gia, Phật tử sẽ thành kính tổ chức lễ kỷ niệm. Nhân ngày Phật thành đạo, Truyền hình An Viên kính chúc quý đọc giả, Phật tử thật hạnh phúc và an lạc. 

Để cập nhật những thông tin Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Truyền hình An Viên trên các nền tảng FacebookWebsiteYoutube.