Cầu siêu “chuẩn không cần chỉnh” cho tháng Bảy an yên

04/08/2022

Cầu siêu đã trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu trong những ngày tháng Bảy. Theo dân gian được truyền thừa và kế tụng, cứ đến Rằm tháng Bảy là mỗi gia đình lại làm những mâm cơm đầy dâng lên cúng ông bà tổ tiên và cùng nhau lên chùa cầu siêu, hồi hướng công đức cho những người đã mất. Cùng Truyền hình An Viên khám phá cầu siêu Rằm tháng Bảy.

Cầu siêu là lòng từ bi?

Cầu có nghĩa là cầu nguyện, siêu có nghĩa là siêu thoát. Cầu siêu là nghĩa cử tốt đẹp của thế hệ con cháu tưởng nhớ đến công ơn của bậc sinh thành, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên. 

Cầu siêu có phải lòng từ bi?

Cầu siêu giúp giải phóng mọi người khỏi cảnh khổ đau, trở về cõi Tịnh độ

Theo quan niệm của dân gian ta từ xưa, con người có hai phần: Phần hồn và phần xác. Và theo quy luật tự nhiên, ai cũng phải trải qua: Sinh - lão - bệnh - tử.  Khi con người ta nhắm mắt xuôi tay, thân xác cát bụi lại trở về với cát bụi, nhưng theo thần thức thì phần hồn vẫn còn trong trạng thái “đợi”, nên việc cầu siêu cho linh hồn người mất để siêu thoát là việc nên làm. Cầu siêu giúp giải phóng khỏi cảnh đau khổ để trở về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.

Xem thêm: Cúng Rằm Tháng 7 Cho Người Mới Mất, Bài Khấn Và Lễ Cúng

Tại sao nên cầu siêu tháng Bảy?

Mùa cầu siêu chính là mùa Vu Lan. Để cầu siêu thành công cần dựa vào trợ lực của chúng Tăng sau 3 tháng an cư kiết hạ, thanh tịnh giới phẩm, tha thiết cầu Phật chú nguyện mới đủ sức mạnh phá cửa địa ngục, để các tội nhân của địa ngục được lên dự lễ trai đàn cầu siêu độ.

Tại sao nên cầu siêu Rằm tháng Bảy

Tại sao nên cầu siêu Rằm tháng Bảy

Đức Phật đã chỉ ra rằng, trong mùa Vu Lan báo hiếu tháng Bảy, các Chư Tăng sẽ giúp các Phật tử hành pháp và tích lũy công đức để có thể siêu độ cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.

Khi đến với cầu siêu, các Phật tử cần thành tâm cầu nguyện để hồi hướng công đức, cầu siêu cho ông bà tổ tiên. 

Tìm hiểu thêm về cầu siêu: Cầu siêu là gì? Nghi thức cầu siêu cho người thân quá cố

Nên cầu siêu tại nhà hay tại chùa? 

Có khá nhiều người đã nhắn tin hỏi Truyền hình An Viên không biết nên cầu siêu tại chùa hay tại nhà. Theo thầy Thích Minh Quang (Ủy viên Hội đồng trị sự GHPGVN, Phó chánh văn phòng 1 TW GHPGVN) cho biết: “Lễ cầu siêu  có thể tổ chức lễ cầu siêu tại chùa hoặc tổ chức tại nhà, ngoài việc tổ chức các nghi lễ cúng lễ tụng kinh thì việc người thân làm việc phước thiện cũng chính là một hình thức cầu siêu. Việc cầu siêu là một hình thức trợ duyên hay trợ niệm hoặc hiểu đơn thuần là việc hỗ trợ, giúp đỡ cho người thân quá cố của mình được siêu thoát.”

Nên cầu siêu tại nhà hay tại chùa

Nên cầu siêu tại nhà hay tại chùa

Xem thêm: Cầu siêu là gì? Hiểu đúng về lễ cầu siêu | Thượng tọa Thích Minh Quang

Bên cạnh đó, trong trường hợp các gia chủ muốn cầu siêu tại nhà, cũng cần có những lưu ý sau: 

  • Thân nhân tùy nghi thiết một bàn thờ hương linh ngay tại nơi mình đang ở, có gì cúng nấy, lễ bạc lòng thành, lấy tâm làm chính.

  • Thân nhân phát nguyện tu tập như: tụng kinh, niệm Phật, bố thí, cúng dường để hồi hướng công đức, phước báu đến hương linh người quá cố.

  • Hạn chế tối đa việc sát sinh mà nên tăng cường việc phóng sinh tu phúc.

  • Hạn chế việc khóc lóc, mà nên tĩnh tâm niệm Phật, cầu nguyện cho người quá vãng.

Như vậy, cầu siêu tại nhà hay cầu siêu tại nhà đều được, quan trọng cần sự thành tâm. 

Hy vọng bài viết trên của An Viên đã giúp bạn có được phần nào hiểu đúng về cầu siêu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc, hãy để lại bình luận dưới bài viết này.