Lễ Phật Đản Là Gì? Ngày Nào? Ý Nghĩa Ngày Phật Đản 2022

Cứ tháng 4 âm lịch hằng năm là những tín đồ Phật tử luôn hướng về lễ Phật Đản để mừng ngày Phật đản sanh hay ngày kỷ niệm sự ra đời của Đức Phật Thích Ca. Vậy ngày Phật Đản có nguồn gốc từ đâu, được tổ chức vào ngày nào? Những điều gì nên làm trong ngày lễ Phật Đản? Tất cả sẽ được An Viên chia sẻ qua bài viết dưới đây.

I. Lễ Phật Đản là gì? Tổ chức vào ngày nào?

1. Lễ Phật Đản là ngày gì?

Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng ngày đức Phật ra đời, được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư âm lịch. Là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo).

Ngày nay, người ta thường biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak - là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN.

lễ phật đản là gì

Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng ngày đức Phật đản sanh

2. Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày bao nhiêu?

Trước năm 1959, các nước Đông Á Phật Đản thường được tổ chức vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, lễ Phật Đản được tổ chức từ 25/5- 8/6/1950. 

Sau đó, được thống nhất lấy ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4) là ngày Phật Đản và được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.

Vì thế, đại lễ Phật Đản 2022 sẽ diễn ra vào ngày 15/4/2022 Âm lịch tức Chủ Nhật ngày 15/5/2022 Dương lịch.

BẠN ĐỌC THAM KHẢO: Cách Tắm Phật Online Tại Gia Đem Lại Nhiều May Mắn

II. Nguồn gốc và ý nghĩa lễ hội Phật Đản

1. Nguồn gốc 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni vào ngày mùng 8/4 âm lịch. Chính vì thế, lễ Phật Đản thường được tổ chức vào rằm tháng 4 để kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh ra đời.

lễ phật đản ngày bao nhiêu

Nguồn gốc và nghi thức của Lễ Phật Đản 

2. Lễ Phật Đản có ý nghĩa gì?

Là một trong những ngày lễ có nhiều ý nghĩa, nên cứ vào tháng 4 âm hằng năm các Phật tử thưởng vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (thông qua các hình thức dâng cúng, tặng hoa, nghe thuyết giảng), thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), bố thí và làm việc từ thiện cho những người khó khăn, yếu kém trong xã hội.

Ở các nước châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Campuchia, Hồng Kông,… thì ngày lễ Phật Đản là ngày nghỉ lễ Quốc Gia. Tại Việt Nam, ngày này không phải ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức nhưng cũng là một trong những ngày lễ được tổ chức rất trang trọng và linh thiêng. 

Bên cạnh đó, Giáo hội ở các tỉnh còn thực hiện làm lễ, diễu hành, thả hoa đăng trên sông và nghe những bài thuyết giảng về cuộc sống, chiêm nghiệm và làm những điều tốt đẹp giúp tâm hồn thanh tịnh và hành động làm việc thiện có ích cho cộng đồng.

ý nghĩa ngày lễ phật đản

Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày 15/4 Âm lịch hằng năm

III. Lễ Phật Đản nên làm gì? Kiêng gì?

Vì tính chất thiêng liêng và quan trọng nên trong ngày lễ Phật Đản, các Phật tử cũng cần chú ý nên làm những việc gì và nên kiêng kỵ một số việc để được hưởng sự an yên trong tâm hồn. Dưới đây là những lưu ý cần biết:

1. Những việc cần làm trong ngày lễ Phật Đản

  • Ăn chay niệm Phật

Đây là một trong những nghi thức bạn cần nghiêm túc thực hiện trong ngày này. Đặc biệt là những người theo đạo Phật nên thực hành ăn chay niệm Phật và không làm những điều ác. Từ đó giúp tích đức cho bản thân.

  • Vệ sinh, lau dọn bàn thờ

Để thể hiện lòng thành kính trong ngày lễ Phật Tử, bạn cần phải lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ. Việc làm này giống như gột rửa đi những điều không tốt đẹp, những cái xấu trong cuộc sống giúp tâm chúng ta trở nên trong sáng, tốt đẹp và bình yên hơn.

kính mừng đại lễ phật đản

Bàn thờ là nơi trang nghiêm để lau dọn sạch sẽ 

  • Làm công quả, nghe giảng đạo tại các chùa

Trong ngày này, để tâm thanh tịnh các Phật tử nên đến các chùa để nghe giảng đạo Phật và chiêm nghiệm, suy nghĩ lại những việc mình làm. Nếu làm sai, làm những việc chưa tốt thì thành tâm sửa chữa. Và năng làm những điều tốt đẹp, phụ giúp việc chuẩn bị lễ cúng, dâng hoa và các việc quét dọn công ích trong chùa,...

  • Phóng sinh

Phóng sinh cá, chim là việc làm vô cùng tốt đẹp, mang đầy ý nghĩa nhân văn giúp con người tích nhiều đức và sống an lạc, sống tốt đẹp hơn. 

Không chỉ phóng sinh vào ngày lễ Phật Đản mà còn được người dân thực hiện vào các dịp Tết, rằm tháng Tư, rằm tháng Bảy,... thậm chí là những ngày bình thường. 

  • Làm nhiều việc thiện

Đây là việc làm mang tính nhân văn nên được thực hiện hằng ngày và bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy có thể làm được để giúp đỡ những mảnh đời gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. 

Giúp người khác, chính là giúp đỡ bản thân mình được tốt đẹp hơn, tích đức về sau và tâm sống an yên, nhẹ nhõm. 

lễ phật đản ngày mấy tháng mấy

Nên phóng sinh và làm nhiều việc thiện trong ngày lễ Phật Đản

2. Những kiêng kỵ trong ngày lễ Phật Đản

Bên cạnh những điều chúng ta nên làm thì trong ngày Phật Đản sẽ có những việc kiêng kỵ nhất định. Các cụ nói “có kiêng có lành”, những việc chúng ta kiêng làm sẽ không thừa mà còn giúp bản thân cảm thấy yên tâm hơn:

  • Khi đi chùa: Không nói tục, chửi bậy, không ăn mặc phản cảm ở chốn linh thiêng. Không để trẻ con nghịch ngợm, phá phách. Không tự ý chụp ảnh, quay phim tượng Phật.
  • Đối với bàn thờ đặt tại nhà: Nên quay bàn thờ về hướng cổng chính của căn nhà. Không nên đặt tượng Phật trong phòng ngủ. Không đặt bàn thờ Phật thấp hơn bài vị tổ tiên, nên đặt ở vị trí cao nhất trong căn nhà.

IV. Các món ăn chay cúng lễ Phật Đản

Vào ngày lễ Phật Đản, mọi người thường ăn món ăn chay để hướng đến cửa Phật, đó là một nét văn hóa của người dân. 

Vậy ai có thể ăn chay trong ngày này? Người lớn tuổi, người trẻ, dân văn phòng, người lao động đến học sinh, sinh viên,... đều có thể chọn ăn chay thay cho ăn món mặn trong ngày Phật Đản. 

Để có bữa chay ngon, bạn có thể tự tay vào bếp làm những món chay mà mình thích. Dưới đây là những món ăn chay phổ biến, dễ làm, bạn có thể tham khảo và lựa chọn phù hợp nhé!

đại lễ phật đản vesak là gì

Bày biện bữa cơm chay cúng lễ Phật Đản 

1. Hủ tiếu chay, cà ri chay

Với món hủ tiếu chay, tuỳ khẩu vị mà bạn có thể làm theo kiểu miền Bắc hoặc miền Nam. Có thể, món hủ tiếu chay khô hay hủ tiếu nước chay là món ăn đều rất được quý Phật tử ưa thích. 

Nguyên liệu có chứa trong hủ tiếu chay sẽ bao gồm như: hủ tiếu, đậu hũ, nấm hương, nấm rơm, cà rốt, củ cải đường, hoành thánh,...

Ngoài ra, bạn có thể làm món cà ri chay và thưởng thức kèm bánh mì thơm ngon, lạ miệng. Để có tô hủ tiếu chay đủ vị, bạn cần có các loại rau củ nấu cà ri như: bắp non, đậu hũ chiên, khoai, nấm hương, nấm mèo, nước cốt dừa,...

tháng 4 mùa phật đản

Món hủ tiếu cà ri chay đặc sản được quý phật tử yêu thích

2. Mì xào hoặc bún bò chay

Đây là món ăn chay quá quen thuộc với nhiều người, cũng khá dễ làm. Với mì xào chay bạn chuẩn bị mì (hủ tiếu), nui, ớt chuông, nấm, rau cải, cà rốt, nước tương để trộn.

Hoặc bạn có thể làm món bún bò chay bao gồm rau củ ngọt tự nhiên, ăn cùng rau sống sa tế cay cay hấp dẫn,...

3. Đậu hủ chiên sả ớt chấm nước tương

Món đậu hũ rất được ưa thích, không chỉ là món ăn chay nhiều dinh dưỡng mà chúng còn là món ăn được rất nhiều người lựa chọn trong bữa cơm hằng ngày.

Cách thực hiện khá đơn giản, có thể chuẩn bị đậu hũ tươi, cắt miếng vừa lớn. Khứa nhẹ lên miếng đậu, nhét phần sả ớt băm ướp hạt nêm và đem đậu hũ chiên vàng. Có thể ăn kèm món đậu hũ này với cơm trắng hoặc bún đều rất tuyệt. 

Ngoài ra còn rất nhiều các món ăn chay trong ngày Phật Đản như: Mỳ ý sốt rau củ, gỏi cuốn ngũ sắc, Sushi chay, canh chua nấm chay,... 

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản cũng như những việc nên làm và không nên làm trong ngày này. Ở Việt Nam, lễ Phật đản đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc. Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật Đản” để hòa chung niềm vui trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật đản sanh.