Chư Thiên Là Gì? Đến Từ Đâu? Tuổi Thọ Của Các Vị Chư Thiên

Con người luôn tìm kiếm sự bảo hộ từ những vị Thần, Phật ngay cả khi ta không biết những vị thần đó có tồn tại thật hay không. Trong số những vị được con người thờ phụng thì không thể thiếu Chư Thiên.  Cùng Truyền hình An Viên tìm hiểu về nhân vật này.

1. Chư Thiên là gì? Là ai?

Theo tiếng Pali và Sanskrit, Chư Thiên hay còn gọi là Deva hay như ở một số nơi còn gọi là người phát quang hay người tỏa sáng. Người tỏa sáng có thể được hiểu theo hai nghĩa.

Theo nghĩa đen, người tỏa sáng là người có làn da sáng trắng. Trong bối cảnh của xã hội Ấn Độ ngày xưa, người da trắng được xem là giới thượng lưu, giới tri thức, người có trí tuệ. Nên khi người Ba Tư đến xâm chiếm Ấn Độ đã đặt tên cho người dân ở đây là người da đen, còn họ tự coi họ là những người Aryan, những người thuộc tầng lớp thượng lưu, người da trắng.

Theo nghĩa bóng, Deva là con người ngoài hành tinh có phước báu hơn người trên Trái Đất ta. Họ hơn chúng ta ở năm phương diện: Chiều cao, trí thông minh, môi trường sống hòa bình, hoàn cảnh sống thân thiện, hoàn cảnh sống đủ đầy. Đó là kết quả của gieo trồng phước báu. Khi chúng ta gieo trồng phước báu thì sau khi mất đi sẽ được tái sinh thành Chư Thiên.

Chư thiên

Chư thiên theo cách hiểu dân gian là vị thần của nhà trời

Trong dân gian, Chư Thiên được hiểu đơn giản hơn là những thiên thần, những chúng sinh của cõi trời. Chỉ những người có đủ phước báu mới có thể trở thành Chư Thiên.

Cũng có những quan điểm lại cho rằng, Chư Thiên thực chất cũng từ con người mà ra. Các ngài chỉ khác người thường ở chỗ đã tu hành đủ thập thiện nên được hưởng phước báu.

Trong các chính điện ở cả phương Đông và phương Tây, có 24 vị Chư Thiên tiêu biểu được thờ phụng. Bao gồm: Đại Công Đức Thiên, Đại Biện Tài Thiên, Đại Phạm Thiên Vương, Đế Thích Thiên, Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương, Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương, Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương, Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương, Nhật Thiên, Nguyệt Thiên, Kim Cang Mật Tích Lực Sĩ, Ma Hê Thủ La Thiên, San Chỉ Đại Tướng, Vi Đà Thiên, Kiên Lao Địa Thần, Bồ Đề Thọ Thần, Quỷ Tử Thánh Mẫu, Ma Lợi Chi Thiên, Sa Kiệt La Long Vương, Diêm Ma La Vương, Khẩn Na La Vương, Lôi Thần, Đông Nhạc Đại Đế, Tử Vi Đại Đế.

Chư thiên là ai

24 vị Chư Thiên được tôn thờ ở cả phương Đông và phương Tây

Tham khảo thêm: Cõi Ta Bà Là Gì? Ở Đâu? Giáo Chủ Cõi Ta Bà Là Ai?

2. Các cõi của Chư Thiên

Ở mỗi cõi khác nhau, Chư Thiên cũng sẽ có hình dáng và sự phân chia cấp bậc khác nhau.

  • Cõi Dục giới: Chư Thiên có hình tướng nam và nữ. Tuy theo dục nhiễm cao hay thấp mà Chư Thiên được chia thành sáu hạng khác nhau. Gồm có: Trời Tứ Vương, Trời Đao Lợi, Trời Dạ Ma, Trời Đâu Suất, Trời Hóa Lạc và cuối cùng là Trời Tha Hóa Tự Tại.
  • Cõi Sắc Giới: Không có sự phân chia hình tướng nam nữ. Gọi là cõi sắc giới bởi ở đây đã xa rời được nhiễm dục, cảnh sắc nơi đây cũng đều trang nghiêm và thanh tịnh. 
  • Cõi Vô Sắc Giới: Chư Thiên ở cõi này không có hình tướng sắc thân, chỉ có tâm thức. Sở dĩ được gọi là cõi vô sắc vì ở đây không có sắc uẩn mà chỉ có thọ, hành tưởng, thức bốn ẩm. Chư Thiên cõi Vô Sắc Giới được chia thành bốn bậc căn cứ vào dị thục sanh sai khác là: Trời Không Vô Biên Xứ, Trời Thức Vô Biên Xứ, Trời Vô Sở Hữu Thứ và Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Tùy theo nghiệp của chúng sinh mà bốn bậc này có sự phân chia cao thấp khác nhau.

3. Tuổi thọ của các vị Chư Thiên

Tuổi thọ của các vị ở từng cõi khác nhau sẽ có sự khác nhau. Ở cõi Dục, các vị Chư Thiên có tuổi thọ từ 500 tuổi đến 16.000 tuổi, tương đương với 50 năm đến 1.600 năm ở cõi người.

Chư thiên là gì?

Tuổi thọ của các vị Chư Thiên như thế nào?

Cõi Sắc, tuổi thọ sẽ được tính bằng số kiếp. Cụ thể: Sơ thiền có tuổi thọ từ nửa trung kiếp đến 1 trung kiếp rưỡi, nhị thiền có tuổi thọ từ hai đại kiếp đến tám đại kiếp, tam thiền là từ 16 đến 64 đại kiếp và cuối cùng tứ thiền có thọ kiếp từ 128 đại khiếp đến 16.000 đại kiếp.

Cõi vô sắc giới có tuổi thọ từ 20.000 đại kiếp đến 80.000 đại kiếp.

Xem thêm: Cõi Atula là gì?

4. Hào quang xung quanh Chư Thiên

Ở từng cõi khác nhau, Chư Thiên có những cách tu khác nhau nên hào quang quanh người cũng không giống nhau.

Cõi Dục Giới, Chư Thiên tu bố thí, nhẫn nhục, trì giới, thanh tịnh nên hào quang có ánh sáng rực rỡ. Gồm có bốn màu: hồng, vàng, biếc và trắng sáng như ngọc.

Ý nghĩa của chư thiên

Cõi Sắc Giới, Chư Thiên đã thoát ly dục để tu thiền định nên thân thể phát ra ánh sáng nhiệm màu, đẹp hơn cả ánh nhật, nguyệt, quang minh của cõi dục. Ánh sáng phát ra có được là nhờ tâm thanh tịnh. Hào quang ở Sắc Giới có hai màu là huỳnh kim và bạch ngân. Tuy nhiên cũng có những Chư Thần có màu khác khác như xanh, vàng, trắng, đỏ nhờ đã tu về Biến Xứ Định.

5. Sự bảo vệ của Chư Thiên đối với con người

Trên thế giới này có đến hàng tỷ người nên Chư Thiên không thể bảo vệ được hết tất cả. Do đó, chỉ những ai có thiện tâm thì Chư Thiên mới chú ý đến và dõi theo, bởi trên những người thiện tâm đều có những vầng hào quang tỏa sáng. Cho dù họ có đi đến đâu chăng nữa thì vầng hào quang vẫn sẽ luôn bao bọc lấy họ.

Bằng mắt thường, con người không thể nào nhìn thấy Chư Thiên. Tuy nhiên, các vị Chư Thiên ở trên trời lại nhìn thấy và phân biệt được rất rõ. Những người hay làm việc xấu, điều ác thì người họ sẽ tối đi. Ngược lại như đã đề cập đến ở trên, người tâm thiện, sống đức hạnh thì luôn tỏa sáng.

Tham khảo thêm: Địa ngục là gì? Có thật không? Ở đâu? Có mấy tầng địa ngục?

Trên đây là một số những lý giải về Chư Thiên là gì giúp chúng ta hiểu được các ngài thật ra là ai. Để nhận được sự bảo hộ của họ, chúng ta cần tích cực làm việc thiện, có như vậy Chư Thiên mới có thể để ý và quan tâm.